Sống thử trước hôn nhân đang là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm và đón nhận. Sống thử cho phép hai người phát hiện ra những điểm không tương đồng; đủ để hai người có yêu nhau có thể thỏa hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân vì người kia. Thế nhưng, song song đó, việc sống thử cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng quan ngại và cần suy ngẫm. Vậy sống thử trước hôn nhân được pháp luật nhìn nhận như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quan niệm về sống thử trước hôn nhân trong xã hội
Sống thử là gì?
Sống thử trước hôn nhân là việc hai người một nam một nữ chung sống sinh hoạt như vợ chồng. Cùng nhau thực hiện các hoạt động của một cặp vợ chồng như sống chung một nhà. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc hai người trở thành vợ chồng chỉ khi hai người thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn theo đúng pháp luật. Nếu hai người không thực hiện việc đăng kí kết hôn. Hai người không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Thực trạng sống thử trước hôn nhân hiện nay
Sự phát triển của nhân loại đã và đang đem đến những đổi mới cho sự vận hành trong xã hội. Song song với những mặt tích cực đáng nói thì cũng tồn tại nhiều hạn chế kéo theo. Trong những năm gần đây. Ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ. Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ sẽ tiến hành đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử trước hôn nhân”.
Hiện tượng “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay. Không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà; mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đáng nói là tình trạng này đã để lại không ít hậu quả; khi mà phần lớn các cặp nam nữ sau khi sống chung thì “đường ai nấy đi”. Trong khi đó, những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe vẫn mang theo.
Sống thử trước hôn nhân có phát sinh trách nhiệm pháp lý hay không?
Phần lớn thực trạng sống thử trước hôn nhân đang diễn ra phổ biến trong lỗi sống hiện nay. Thế nhưng, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt. Đó là sự thỏa mãn và dục vọng, tình cảm tức thời, cùng chung sống để chia tiền nhà. Hay chỉ đơn giản muốn có người cùng làm mọi việc. So với những cặp vợ chồng thực thụ, sống thử trước hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận. Do đó, khi có phát sinh về mặt pháp lý xảy ra như tài sản hay thậm chí là con cái. Các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình. Bao gồm cả trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân.
Tuy nhiên, xét dưới cái nhìn từ góc độ pháp lý, trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng, không có đăng ký kết hôn. Pháp luật Hôn nhân và gia đình vẫn điều chỉnh quan hệ này. Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình quy định rõ về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống thử trước hôn nhân. Theo đó, mặc dù mối quan hệ này không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, vấn đề con cái hay tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Sống thử trước hôn nhân không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị phạt hành chính hay xử lý hình sự. Nam chưa vợ nữ chưa chồng sống với nhau một cách tự nguyện thì không gặp phải vấn đề gì.
Pháp luật chỉ quy định những người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Tùy theo trường hợp có thể bị xử lý hành chính. Nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Khi chung sống với nhau như vợ chồng. Nam, nữ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của Luật Cư trú. Nếu không đăng ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định đã quy định rõ. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú. Theo đó, cá nhân chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Mức phạt phải chịu là từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quy định giải đáp về việc Sống thử trước hôn nhân được pháp luật nhìn nhận như thế nào? Luật Sư X mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được làm giấy khai sinh. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ.
1. Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng
2. Đăng ký kết hôn bản chính
3. Giấy khai sinh của các con
4. Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia.
5. Đơn yêu cầu ly hôn.
Đăng ký kết hôn trong nước sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Còn với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.