Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?

bởi Tình
Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?

Xin chào Luật sư. Tôi là Hoàng Phúc, tôi là một công dân buôn bán nhỏ nên không hay tìm hiểu về pháp luật. Được biết Luật sư X là một trang web chuyên giải đáp các vấn đề liên quan đến pháp luật nên tôi xin được chia sẻ thắc mắc của tôi về vấn đề đóng bảo hiểm y tế như sau: Đối với trường hợp người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội thì họ có được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Hiểu như thế nào về cơ sở bảo trợ xã hội?

Khái niệm bảo trợ xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Còn cụm từ “Trợ giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn.

Hai thuật ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật ngữ “trợ giúp xã hội”.

Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện hành sử dụng cụm từ “trợ giúp xã hội thường xuyên” thay cho “bảo trợ xã hội thường xuyên” hay “cứu tế xã hội thường xuyên”.

Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Cơ sở bảo trợ xã hội được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 28 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về cơ sở bảo trợ xã hội như sau:

Điều 28. Cơ sở bảo trợ xã hội

Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Bảo trợ xã hội có thể là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng  tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, cơ sở bảo trợ xã hội là nơi chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Đây là cơ sở giúp nạn nhân bạo lực gia đình phục hồi thể trạng và tinh thần cũng như trợ giúp các nhu cầu thiết yếu cơ bản để nạn nhân bạo lực gia đình quay lại cuộc sống an toàn, hạnh phúc đời thường.

Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội

Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

Người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, đối với người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế sẽ được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình như trên.

Mức đóng bảo hiểm đối y tế theo hộ gia đình đối với người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?
Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng cho người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội theo hình thức hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như bảo hiểm cho người lao động, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của chế độ bảo trợ xã hội?

Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu.
Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người.
Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là một hình thức của bảo hiểm y tế, theo đó các chủ thể đều theo sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu thường trú đều phải tham gia, trừ trường hợp một số thành viên đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo diện khác hoặc các thành viên đã thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng theo quy định pháp luật.

Quyền hạn của cơ sở trơ giúp xã hội như thế nào?

Cơ sở có những quyền hạn sau:
– Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
– Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
– Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm