Sở hữu chung là gì? Các hình thức sở hữu chung?

bởi Luật Sư X
Sở hữu chung là gì? Các hình thức sở hữu chung?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì có hai hình thức sở hữu đó là sở hữu chung và sở hữu riêng. Hai hình thức sở hữu này có những đặc điểm, bản chất và phân loại khác nhau. Nhằm giải đáp thắc mắc của Quý đọc giả thì chúng tôi – Luật Sư X xin gửi đến bài viết liên quan đến vấn đề sở hữu chung và các hình thức sở hữu chung như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Sở hữu chung là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sở hữu chung được hiểu là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. 

Sở hữu chung có những đặc điểm như sau:

  • Tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu;
  • Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
  • Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định.

2. Các hình thức sở hữu chung?

Tại Khoản 2 Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

2.1. Sở hữu chung theo phần

Tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 thì sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Các trường hợp sở hữu chung theo phần bao gồm:

  • Sở hữu chung của thành viên trong gia đình (Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015):

       “2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

       Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Lưu ý: Đối với sở hữu chung của thành viên trong gia đình thì việc sở hữu định đoạt sử dụng tài sản theo thỏa thuận của các thành viên trong gia đình nghĩa là có thể là tài sản chung hợp nhất hoặc phân chia theo phần. trường hợp không thỏa thuận thì  áp dụng hình thức sở hữu chung theo phần.

  • Sở hữu chung trong nhà chung cư: Trường hợp có thỏa thuận khác.

2.2. Sở hữu chung hợp nhất

Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. 

Các trường hợp sở hữu chung hợp nhất bao gồm:

  • Sở hữu chung của vợ chồng: là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và theo Điều 213 thì sở hữu chung của vợ chồng được quy định như sau:

(i) Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

(ii) Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

(iii) Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

(iv) Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

  • Sở hữu chung trong nhà chung cư được quy định tại Điều 214 như sau:

    (i) Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

    (ii) Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

2.3. Sở hữu chung hỗn hợp 

Ngoài hình thức sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần, Bộ luật Dân sự 2015 còn ghi nhận sở hữu chung hỗn hợp. Đây thực chất là hình thức sở hữu chung theo phần với chủ thể quyền sở hữu đặc thù hơn khi do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

Điều 215. Sở hữu chung hỗn hợp

1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.”

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sự dân sư tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm