Chào Luật sư. Tôi có nghe thông tin Sổ hộ khẩu giấy được sử dụng đến cuối năm 2022 sẽ không còn được sử dụng nữa. Khi đó chúng tôi phải sử dụng căn cước công dân gắn chíp, giấy xác nhận cư trú hay có một tài khoản định danh để thực hiện các thủ tục hành chính thay thế Sổ hộ khẩu. Cho tôi tài khoản định danh là gì? Đăng ký tài khoản này như thế nào? Khi sử dụng tài khoản định danh thì có những lợi ích gì? Mong được hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây, LSX sẽ đề cập đến “Tài khoản định danh điện tử là gì?” cùng những quy định liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn trong công việc và cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 59/2022/NĐ-CP
- Quyết định 34/2021/QĐ-TTg.
Tài khoản định danh điện tử là gì?
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác trên ứng dụng VNeID – ứng dụng do Bộ Công an xây dựng để đăng ký, tạo lập và quản lý dữ liệu về dân cư.
Tài khoản định danh của cá nhân, tổ chức chỉ sử dụng duy nhất một mã số gọi là mã định danh. Mã số này được cấp từ khi sinh ra cho đến khi mất đi và không bị trùng lặp với cá nhân, tổ chức khác.
Lợi ích của việc sử dụng tài khoản định danh điện tử
Mỗi cá nhân, cơ quan hay doanh nghiệp khi sử dụng tài khoản định danh điện tử đều có những lợi ích không thể phủ nhận. Đối với từng đối tượng thì những lợi ích mà tài khoản định danh điện tử mang lại đều khác nhau.
Đối với cá nhân
- Là công cụ hữu ích giúp người dân thực hiện điền form các giao dịch trên môi trường điện tử một cách nhanh chóng, đảm bảo tính bảo mật so với phương pháp thực hiện giao dịch truyền thống.
- Những thông tin cá nhân được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử giúp công dân giảm thiểu được việc mang theo các loại giấy tờ liên quan mà vẫn đảm bảo được hiệu lực pháp lý.
- Tạo ra những tiện ích giúp công dân chia sẻ những thông tin cá nhân với cơ quan, doanh nghiệp qua mã QR trên môi trường điện tử đảm bảo được tính bảo mật, tin cậy và chính xác.
- Xây dựng nền tảng hệ sinh thái tiện ích trong đa lĩnh vực từ thương mại điện tử, dịch vụ quản lý công, nền tảng thanh toán điện tử, v.v….
Đối với cơ quan, tổ chức Nhà nước
- Thực hiện quản lý hành chính công trên môi trường điện tử, thay thế cho môi trường truyền thống.
- Giảm thiểu nguồn nhân lực, giảm bớt các loại thủ tục, giấy tờ, chi phí khi giải quyết các thủ tục hành chính công.
- Phân tích những tính năng được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, các kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc nhằm phục vụ công tác tham mưu, hoạch định chính sách, giúp phát triển kinh tế đất nước.
Đối với doanh nghiệp
- Định danh điện tử cung cấp cho doanh nghiệp phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giảm bớt chi phí in ấn các loại giấy tờ và thủ tục.
- Doanh nghiệp được kết nối tới hệ thống định danh điện tử và sử dụng các dịch vụ định danh điện tử đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp khi được sự đồng ý của công dân.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử cá nhân như thế nào?
Căn cứ các quy định tại Chương III Nghị định 59/2022/NĐ-CP, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử thực hiện như sau:
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1
Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay
Công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, người nước ngoài tại Việt Nam tải và cài đặt ứng dụng VnelD trên thiết bị di động.
Sau đó, nhập thông tin về số định danh cá nhân/số hộ chiếu (đối với người nước ngoài); số điện thoại/địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân.
Cuối cùng, gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
Cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ có thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Đối với công dân Việt Nam:
– Người đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Công dân xuất trình Căn cước công dân gắn chíp, cung cấp thông tin về số điện thoại/địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Cơ quan quản lý thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.- Trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Đối với người nước ngoài:
Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử. Sau đó xuất trình Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, cung cấp thông tin địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại (nếu có) và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay để xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi yêu cầu cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Cơ quan quản lý thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Các ứng dụng độc hại vô tình được cài trên điện thoại có khiến dữ liệu cá nhân của công dân trên tài khoản định danh điện tử bị truy cập bất hợp pháp không?
Các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNEID của công dân nên các ứng dụng lạ khó có thể truy cập vào thiết bị để lấy cắp thông tin.
Chỉ khi công dân đăng ký truy cập mới được hiển thị lên ứng dụng và công dân hoàn toàn biết được chính xác việc xuất trình để hiển thị thông tin cho đối tượng khác (nếu cần).
Việc xuất trình (hiển thị) thông tin tương tự như xuất trình các loại giấy tờ và thẻ cứng vật lý.
Khi cán bộ chức năng có yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ của công dân thì công dân phải “cho phép” tức là cấp quyền kiểm tra thì cán bộ chức năng mới có thể xem được thông tin trong phạm vi được phép.
Khi bên thứ 3 (bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng, ví điện tử…; y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công…) có nhu cầu sử dụng dữ liệu của công dân trong dịch vụ của mình thì cũng phải được sự đồng ý của công dân.
Tùy vào yêu cầu về mức độ xác thực và bảo mật của bên thứ 3, thông tin công dân sẽ được ký số (chống thay đổi, chống chối bỏ), và được mã hóa.
Hệ thống của các bên thứ 3 khi kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử đều phải được xác thực bảo mật.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước các đối tượng tội phạm công nghệ cao, Bộ công an khuyến cáo công dân không cài các ứng dụng lạ, độc hại, không chia sẻ thông tin tài khoản của mình cũng như chú ý đến việc bảo mật cho thiết bị của mình đang sử dụng ứng dụng định danh điện tử.
Mời bạn xem thêm
- Mức giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, giá rẻ, uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
- Thủ tục trích lục hộ khẩu được tiến hành như thế nào?
- Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tài khoản định danh điện tử là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu giấy ủy quyền xin trích lục khai sinh…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 0833.102.102
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Nhà nước Việt Nam quy định, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản định danh điện tử, thời gian công dân nhận được kết quả sẽ tùy vào từng trường hợp khác nhau như sau:
Đối với công dân là người Việt Nam đã có căn cước công dân gắn chip thì cần từ một đến ba ngày (tùy vào 2 cấp độ) và dưới bảy ngày đối với công dân chưa có căn cước gắn chíp.
Đối với người nước ngoài khi đăng ký tài khoản định danh cấp độ 1 sẽ cần không quá một ngày làm việc. Đối với công dân nước ngoài đăng ký tài khoản định danh cấp độ 2 sẽ cần từ ba đến dưới bảy ngày làm việc .
Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức đã được xác thực thông tin cơ sở dữ liệu Quốc gia thì mất dưới một ngày làm việc. Đối với doanh nghiệp/tổ chức chưa được xác thực thông tin cơ sở dữ liệu Quốc gia thì mất dưới 15 ngày làm việc.
Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia yêu cầu thiết bị di động của công dân sử dụng hệ điều hành Android 5 hoặc IOS 9 trở lên.
Ngoài ra, Bộ Công an khuyến khích nên sử dụng thiết bị có camera tốt, cấu hình thiết bị từ trung bình trở lên và đảm bảo kết nối Internet để có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng ứng dụng.
Hiện nay, ứng dụng VNEID có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS.
Theo quy định, tài khoản định danh điện tử của công dân chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm nên công dân không thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị khác nhau cùng thời điểm.
Bên cạnh đó, một số điện thoại duy nhất chỉ được đăng ký định danh điện tử cho một cá nhân theo số CCCD.
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.