Việc trở thành nhà tạo lập thị trường có lẽ là mong muốn củ rất nhiều tổ chức. Tuy nhên, để có thể trở thành nhà tạo lập thị trường thì tổ chức cần đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định. Sau đó, tổ chức cần nộp đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường lên cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn tìm kiếm mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường chuẩn quy định, hãy tải mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường tại bài viết dưới đây của LSX nhé.
Nhà tạo lập thị trường là gì?
Nhà tạo lập thị trường có thể là một tên gọi khá là mới lạ đối với những người không tiếp xúc nhiều với thị trường. Nhà tạo lập thị trường là vị trí mà một số tổ chức mong muốn có được. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về nhà tạo lập thị trường, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định nhà tạo lập thị trường là tổ chức được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường
Để có thể trở thành nhà tạo lập thị trường thì thì tổ chức cần đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định. Do đó, nếu muốn trở thành nhà tạo lập thị trường thì tỏ chức cần nắm được những điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường và đáp ứng đúng và đủ những điều kiện đó. Dưới đây là quy định về điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường bạn có thể tham khảo.
Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán như sau:
– Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;
– Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm.
Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất;
– Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.
Mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường năm 2023
Hồ sơ đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường có những giấy tờ gì?
Nếu như đáp ứng được các điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường thì tổ chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật có quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường. Vậy, hồ sơ đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường có những giấy tờ gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định thì hồ sơ đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường bao gồm:
– Đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam của 03 năm liền kề trước năm đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường.
– Báo cáo về tình hình tham gia thị trường sơ cấp và thứ cấp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy trình, thủ tục công nhận mới nhà tạo lập thị trường
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, tổ chức nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục công nhận mới nhà tạo lập thị trường. Việc công nhận mới nhà tạo lập thị trường phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Dưới đây là thủ tục công nhận mới nhà tạo lập thị trường, bạn có thể tham khảo qua các bước sau.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký mới trở thành nhà tạo lập thị trường như sau:
Bước 1. Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 11 hàng năm, các tổ chức đủ điều kiện có nhu cầu trở thành nhà tạo lập thị trường gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.
Bước 2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, căn cứ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính lựa chọn và công bố nhà tạo lập thị trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ Tài chính có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường chuẩn 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Kết hôn với người Hàn Quốc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký nhà tạo lập thị trường thì những đối tượng sau đây khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên thì có thể đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ:
– Ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định nhà tạo lập thị trường bị xem xét loại bỏ tư cách thành viên theo một trong các trường hợp sau:
– Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh;
– Tạm ngừng kinh doanh, hoặc bị giải thể, phá sản;
– Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có đơn đề nghị không làm nhà tạo lập thị trường;
– Không đáp ứng đủ điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.