Theo quy định hiện hành để phòng chống việc tham nhũng, pháp luật đã quy định chi tiết những đối tượng, cán bộ công chức cần phải thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Vậy chi tiết những cán bộ, công chức nào sẽ phải kê khai tài sản, thu nhập và quy định về tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm gồm những gì? Đồng thời việc kê khai tài sản không trung thực, công chức có bị buộc thôi việc hay không cũng là vấn đề được quan tâm nhiều tới. Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Kê khai tài sản, thu nhập là gì?
Điều 3.2 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập.
Cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản?
Hiện nay, có 04 hình thức kê khai tài sản là kê khai lần đầu, kê khai hằng năm và kê khai bổ sung và kê khai phục vụ công tác cán bộ. Do đó, với mỗi hình thức khác nhau sẽ áp dụng với các đối tượng khác nhau.
Căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng, các đối tượng phải thực hiện kê khai gồm:
Hình thức kê khai | Đối tượng phải kê khai |
Kê khai lần đầu | Người đang hoặc lần đầu giữ các vị trí công tác sau đây: – Cán bộ, công chức. – Sĩ quan công an, quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp. – Người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp 100% vốn điều lệ của Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. |
Kê khai hằng năm | – Người giữ chức vụ Giám đốc Sở trở lên. – Người không giữ chức vụ Giám đốc Sở trở lên làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, đầu tư công, tài sản công hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân khác: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên ;Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế; Thanh tra viên; Thẩm phán. Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng trở lên công tác trong lĩnh vực: Thi nâng ngạch công chức, tuyển dụng công chức, viên chức; quản lý người nộp thuế; thu thuế; xử lý công nợ; thanh toán BHXH, BHYT; quản lý thị trường; đăng kiểm; đấu thầu; quản lý ODA…Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp |
Kê khai bổ sung | Khi có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu – đồng/năm trở lên. |
Kê khai phục vụ công tác cán bộ | – Người phải kê khai lần đầu được dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. – Người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân. |
Tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm gồm những gì?
Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ, các loại tài sản, thu nhập phải kê khai gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Cụ thể, chi tiết về các loại tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm Nghị định 130/2020/NĐ-CP gồm:
– Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng: Gồm quyền sử dụng thực tế với đất ở hoặc các loại đất khác, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất, vật kiến trúc khác gắn liền với đất.
Trong đó, với loại tài sản này, người kê khai phải liệt kê theo thực tế, có căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với các nội dung:
– Địa chỉ phải ghi rõ ràng, cụ thể từ số nhà (nếu có), ngõ, ngạch, thôn, xã, huyện, tỉnh…
– Loại đất, loại nhà.
– Diện tích ghi theo diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo được từ thực tế (nếu chưa có giấy chứng nhận).
– Giá trị được tính bằng tiền Việt Nam. Trong đó:
- Đất, nhà được mua bằng hợp đồng mua bán thì ghi giá trị theo giá mua bán thực tế giữa các bên;
- Nhà, đất tự xây thì phải ghi giá trị từ việc xây dựng, tôn tạo… tại thời điểm hình thành tài sản;
- Là tài sản nhận thừa kế, tặng cho… thì ghi giá thị trường tại thời điểm nhận thừa kế, tặng cho…
– Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác – mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên:
- Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi…
- Vàng, bạc, đá quý…
- Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền…
- Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp.
- Tài sản khác: Đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, tranh, cây cảnh, ảnh…
Lưu ý: Với mỗi loại tài sản này đều phải có giá trị từ 50 triệu đồng/tài sản trở lên thì cán bộ đều phải kê khai.
– Tài sản, tài khoản ở nước ngoài: Ghi rõ số tài khoản, tài sản của người đó ở nước ngoài.
– Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai: Trong quá trình công tác, ngoài lần kê khai lần đầu áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức thì nếu cán bộ có biến động về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ phải thực hiện kê khai lại, kê khai bổ sung.
Đồng thời, một số đối tượng sẽ phải thực hiện kê khai hằng năm và hoàn thành trước ngày 31/12 của năm kê khai. Không chỉ vậy, một số trường hợp phải kê khai phục vụ công tác cán bộ khi được dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ khác.
Do đó, nếu có biến động về thu nhập giữa hai lần kê khai này, cán bộ cũng phải liệt kê trong biên bản kê khai tài sản hàng năm của mình.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức năm 2023
- Kê khai thuế thu nhập cá nhân online như thế nào?
- Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 mới 2022
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tài sản phải kê khai minh bạch hàng năm gồm những gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn về Công chứng tại nhà Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 2 Điều 33 Nghị định 130/2020/NĐ-CP khẳng định:
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Như vậy, khi thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, cán bộ, công chức phải kê khai một cách trung thực về tài sản, thu nhập cũng như giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Song song với đó, cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.
Đồng thời, bản kê khai này cũng sẽ được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người này thường xuyên làm việc.
Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 còn nêu rõ, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức:
– Người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân: Xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử;
– Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ: Không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến;
– Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản mà không thuộc 02 trường hợp nêu trên: Có thể bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm…
Lưu ý: Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Như vậy, nếu công chức không kê khai tài sản một cách trung thực thì hình thức xử phạt cao nhất bị áp dụng là buộc thôi việc hoặc bãi nhiễm
Câu trả lời là CÓ. Căn cứ Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.