Từ thiện là một hành động tốt đẹp thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Tại sao nhà nước phải quản lý từ thiện? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 64/2008/NĐ-CP;
- Nghị định 93/2019/NĐ-CP/
Nội dung tư vấn
Thực trạng từ thiện tại Việt Nam hiện nay
Nhiều người nổi tiếng (đặc biệt trong Showbiz) là giới văn nghệ sỹ có sự yêu thích của cộng đồng, tạo được niềm tin đối với khán giả khi đứng lên kêu gọi sự ủng thì nhận được rất nhiều phản ứng tích cực. Nói đâu xa, mỗi khi bão lũ ta thường nghĩ tới MC Phan Anh với số tiền kêu gọi lên đến 24 tỷ, cao hơn con số đó gấp 5 lần đó là Ca sĩ thủy tiên trong đợt lũ năm nay. Tất nhiên tôi nói vậy không phải để so sánh giữa việc ủng hộ cao hay thấp hay đánh giá tấm lòng đối với những đồng bào đang gặp khó khăn mà tôi muốn đề cập đến vấn đề rằng từ thiện hiện nay gần như theo dạng tự phát của mỗi cá nhân mà không có hành lang pháp lý phù hợp. Nhiều người sẽ nói rằng, từ thiện là từ tấm lòng, là tiền của tôi thì do tôi định đoạt, cần gì phải hành lang pháp lý cho phức tạp. Các cụ có câu: “ Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, mọi quan hệ trong xã hội đều cần sự rõ ràng về pháp lý để quản lý, việc quản lý không phải để tạo rào cản, quản lý là để điều chỉnh và phát triển hoạt động này.
Quy định của pháp luật về hoạt động từ thiện
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã có quy định rõ ràng về hoạt động từ thiện cách đây 12 năm bởi nghị định số 64/2008/ND-CP. Tuy nhiên, nghị định này ngày càng thể hiện sự lạc hậu và không phù hợp đáp ứng theo sự phát triển của xã hội việt Nam hiện nay khi quy định giới hạn quyền nhận tiền từ thiện:
Điều 5. Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
4. Đối với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Như vậy việc những cá nhân – nghệ sĩ tự đứng lên vận động và thay mặt nhận tiền làm từ thiện hiện nay là chưa đúng với pháp luật. Để đúng đắn với quy định này thì các nghệ sĩ cần tạo lập lên những quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP và chịu sự giám sát, quản lý, báo cáo một cách cồng kềnh hơn so với cá nhân thông thường.
Tại sao phải quản lý từ thiện
Mục đích của phần đông các quỹ và hoạt động từ thiện đều rất tốt đẹp nhưng cũng không thể loại trừ một số không nhỏ muốn lợi dụng hoạt động này để trục lợi: ví dụ như việc kêu gọi quyên góp nhưng sử dụng sai mục đích, thực hiện hoạt động rửa tiền, trốn thuế … Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhà nước. Việc quản lý hoạt động từ thiện giúp nghĩa cử này trở nên tốt đẹp, chính xác vào những đối tượng cần, đúng mục đích và tránh rủi ro không đáng có. Chính vì những quỹ từ thiện tự phát gây ra những hiểu lầm không đáng có như vụ việc của MC Phan Anh khi tiền công và tiền tư bị gộp, gây khó khăn cho khổ chủ và nghi ngờ cho người đóng góp.
Khi có nhu cần sử dụng dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102