Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao so với mặt bằng chung?

bởi Liên
Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao

Trong tín ngưỡng văn hóa thờ cúng dân gian, vàng mã đối với người Việt Nam không còn quá xa lạ. Đây là vàng mã được làm từ giấy, cắt ghép, in hình thành tiền giấy, ngựa, mũ nón, quần áo, thỏi vàng… và được trang trí giống như thật nhưng chỉ có giá trị sử dụng trong việc thờ cúng. Thật không khó để tìm mua vàng mã ở ngoài thị trường tuy nhiên, vàng mã lại bị đánh thuế khá cao. Vậy tại sao vàng mã lại đánh thuế cao? Pháp luật quy định về việc thu thuế vàng mã như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Văn bản số 15/VBHN – VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân
  • Văn bản số 01/VBHN-VPQH năm 2016 họp nhất Luật thuế giá trị gia tăng
  • Văn bản số 14/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Kinh doanh vàng mã phải chịu những loại thuế nào?

Kinh doanh vàng mã có thể phải chịu một số loại thuế như sau:

Thuế tiêu thụ đặc biệt

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, hàng hóa phải chịu loại thuế này bao gồm:

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền;
  • Xăng các loại;
  • Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã.

Theo đó, vàng mã thuộc đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, trong luật này còn quy định mức thuế suất đối với loại hàng hóa này là 70%

Người kinh doanh vàng mã sẽ không phải chịu loại thuế này nếu trong trường hợp đây là 

– Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

– Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

Thuế thu nhập cá nhân

  • Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân (Khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân)
  • Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh vàng mã là 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa;

Thuế giá trị gia tăng 

  • Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (khoản 1 Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng). Mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho vàng mã là 10%
  • Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 25 Điều 5 Luật Giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nếu hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, loại thuế mà đối tượng kinh doanh hàng mã phải chịu có thể là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế kinh doanh, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài các loại thuế nêu trên, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp thành lập hợp pháp còn có thể phải nộp lệ phí môn bài  theo quy định tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP 

Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao?

Hiện nay, mảng kinh doanh vàng mã mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp. Có công ty thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Việc sản xuất các mặt hàng vàng mã cũng đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân tại nhiều làng nghề khắp trong Nam ngoài Bắc.

Bên cạnh đó, việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng vàng mã ở nước ta hiện nay chưa được quản lý nghiêm ngặt. Cụ thể là việc quy định mức giá đối với từng sản phẩm vàng mã là chưa có, sự chênh lệch về mức giá khá lớn, có nơi chênh nhau gấp 3-4 lần.

Mặt khác, với quan niệm tâm linh trần sao, âm vậy. Nên vì thế việc đốt  vàng mã tràn lan, không tập trung, đốt với số lượng lớn trong mỗi lần dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chính vì thế, mà vàng mã bị đánh thuế rất cao. Có thể thấy rằng mức thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng mà lên tới 70% và có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong vài năm tới

Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao
Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao

Vàng mã có được xuất khẩu ra nước ngoài không?

Tùy theo từng trường hợp khác nhau, vàng mã có thể được xuất khẩu ra nước ngoài. Căn cứ Điều 2, Điều 3 Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm thì các mặt hàng là xuất bản phẩm thuộc các mã HS: 

  •  49.01 (các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm in tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn);
  • 4903.00.00 (sách tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em)
  • 4904.00.00 (bản nhạc, in hoặc viết tay đã hoặc chưa đóng thành quyển hoặc minh họa tranh ảnh);
  • 49.05 (bản đồ và biểu đồ thủy văn, kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in);
  • 4910.00.00 (các loại lịch in, kể cả bloc lịch);
  • 49.11 (các loại ấn phẩm in khác, kể cả tranh và ảnh in) 

Các HS code này khi xuất khẩu không phải có Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

  • Giấy vàng mã có mã số HS 4805.91.20 và 48.23.90.92 không thuộc Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông, do đó Tổng cục Hải quan thấy rằng khi xuất khẩu mặt hàng này không cần phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

Như vậy, mã HS code vàng mã 4805.91.20 và  48.23.90.92, doanh nghiệp lựa chọn áp phù hợp. Thuế xuất khẩu đối với vàng mã là 0%. 

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành, mặt hàng sản phẩm in là vàng mã không được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (tức các sản phẩm in khác). Theo đó, các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo và địa giới hành chính Việt Nam (nêu tại Điểm đ Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP) thuộc trường hợp phải đề nghị cấp giấy phép chế bản, in, gia công sau in cho nước ngoài.

Như vậy, nếu sản phẩm in là vàng mã không có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo và địa giới hành chính Việt Nam như nêu trên thì không phải đề nghị cấp giấy phép chế bản, in, gia công sau in cho nước ngoài.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Tại sao vàng mã lại đánh thuế cao. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, quản lý mã số thuế cá nhân, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt của vàng mã?

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thuế TTĐB phải nộp của hàng mã = Giá thuế TTĐB x 70%

Giá thuế tiêu thụ đặc biệt của vàng mã trong nước được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, giá thuế tiêu thụ đặc biệt của vàng mã trong nước được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm