“Xin chào luật sư. Em trai tôi vướng vào một vụ án cần điều tra nên hiện tại đang bị tạm giam. Vậy theo quy định hiện nay người bị tạm giam bao lâu thì được gặp mặt người thân? Muốn gặp người bị tạm giam tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Theo đó, người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:
- Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
- Vợ, chồng;
- Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Như vậy, người thân được gặp người bị tạm giam một lần trong tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần không quá một giờ.
Đối với trường hợp muốn tăng thêm số lần thăm gặp hoặc người không phải thân nhân của người đang bị tạm giam, tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án.
Các đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam
- Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
- Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
- Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
- Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).
- Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
- Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
- Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.
- Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).
- Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
- Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.
Trường hợp không được gặp thân nhân khi bị tạm giam
Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu thì các trường hợp sau không được gặp thân nhân:
- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
- Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.
Thủ tục gặp người nhà bị tạm giam như thế nào?
Khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân.
Bước 2: Thời gian thăm gặp được quy định như sau:
- Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Bước 4:Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
Có thể bạn quan tâm
- Có được gửi máy nghe nhạc cho người đang bị tạm giam không?
- Phân biệt giữa tạm giam và tạm giữ theo quy định của Bộ luật TTHS
- Khi nào thì áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Buồng tạm giam là nơi tạm giam người đang trong thời hạn tạm giam gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giam”, “Buồng giam người chờ chấp hành án phạt tù”, “Buồng giam người bị kết án tử hình, “Buồng kỷ luật” theo đối tượng quản lý giam giữ.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, bao gồm:
– Bị can;
– Bị cáo;
– Người bị kết án phạt tù;
– Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án;
– Người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
– Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
– Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
– Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.