Hiện nay, xảy ra khá nhiều trường hợp trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó trốn tránh nghĩa vụ bằng cách lập các giao dịch dân sự giả tạo nhằm tẩu tán tài sản diễn ra khá phổ biến. Vậy, tẩu tán tài sản là gì? Các quy định của pháp luật cũng như hậu quả pháp lý của hành vi tẩu tán tài sản như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014)
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Tẩu tán tài sản là gì?
Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.
Tuy nhiên trên thực tế rất khó để có thể chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản vì ta cần phải xác định được các giao dịch của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là có phải là giao dịch giả tạo hay không. Trong khi các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này dựa trên “hợp đồng dân sự”, mà hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, dựa trên nguyên tắc là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó gây khó khăn không nhỏ cho những người không trực tiếp tham gia giao dịch thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh được giao dịch có phải là giả tạo hay không bởi các bên tham gia xác lập giao dịch dân sự giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Việc thiếu tài liệu, chứng cứ để chứng minh thì kể cả Tòa án có thụ lý đơn cũng khó có thể thắng trong những vụ việc như vậy.
Các quy định của pháp luật về hành vi tẩu tán tài sản
Khi có đủ chứng cứ chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản do nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là giả tạo căn cứ theo Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng có quy định liên quan đến vấn đề này như sau:
2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Trong trường hợp giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được được dùng để thi hành án thì không coi là tẩu tán tài sản. Ngược lại, giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không được dùng để thi hành án và không dùng để thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ).
Trường hợp xác định được đó là hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ ba thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án Dân sự.
Như vậy, để áp dụng được quy định trên yêu cầu phải có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản tẩu tán để nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhưng trên thực tế để có thể xác định chính xác điều này không phải là dễ dàng.
Hậu quả pháp lý với hành vi tẩu tán tài sản
Khi giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Khi thực hiện hành vi tẩu tán tài sản ngoài việc bị thu hồi tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật như sau:
Hành vi tẩu tán tài sản để nhằm không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ Điểm a, Khoản 5 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Kèm theo đó là biện pháp khắc phục hậu quả đó là “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm” căn cứ Điểm a Khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ là một vấn đề rất khó giải quyết bởi hành vi tẩu tán tài sản thường được thực hiện dưới hình thức giao dịch dân sự vì vậy việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh các giao dịch dân sự đó là giả tạo không hề dễ dàng do đó gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Mời bạn xem thêm
- Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật
- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản nào theo quy định?
- Hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tẩu tán tài sản là gì?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; tạm ngừng doanh nghiệp, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; công chứng di chúc tại nhà … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Yêu cầu tòa sán sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Căn cứ theo Điều 121 Bộ luật Dân sự 2015 thì hành vi được xem là tẩu tán tài sản khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Một số biện pháp có thể được áp dụng để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản chung của vợ chồng như: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Kê biên tài sản đang tranh chấp.