Con cái nhận thừa kế tài sản từ bố mẹ là điều hiển nhiên và được pháp luật công nhận. Nhưng nếu như con vẫn là thai nhi trong bụng mẹ thì có được hưởng di sản thừa kế của cha hay không? Bài viết “Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế hay không?“ của Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.
.Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế là gì?
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Ngoài ra; tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, khi phân chia di sản thừa kế; nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra; thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác.
Ai được quyền hưởng di sản thừa kế?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai dạng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Và dù là hình thức thừa kế nào thì pháp luật cũng tôn trọng ý nguyện của người để lại di sản thừa kế muốn để lại tài sản cho những người thừa kế nào. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định người thừa kế cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Người thừa kế là cá nhân: là người còn sống hoặc là người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;
- Người thừa kế không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra, đối với thừa kế theo pháp luật thì người được thừa kế di sản còn phải thuộc hàng thừa kế theo thứ tự mà pháp luật quy định:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đối chiếu với điều kiện ở trên thì thai nhi có thể được thừa hưởng di sản thừa kế của cha nếu như thai nhi đã thành thai trong bụng mẹ trước khi người cha chết; và đứa con phải được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thai nhi thuộc trường hợp này không thể hưởng di sản thừa kế ; vậy thì ai sẽ là người thừa hưởng phần di sản đó.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản; nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần; mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Theo đó; nếu như thai nhi chết trước khi sinh ra thì phần di sản thừa kế mà thai nhi được hưởng sẽ để lại cho những người thừa kế cùng hàng thừa kế khác được hưởng. Tóm lại thai nhi có thể được hưởng di sản thừa kế, và có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu thai nhi còn sống thì thai nhi sẽ được nhận phần di sản thừa kế bằng với phần mà các người thừa kế cùng hàng khác được hưởng. Và vì vừa sinh ra nên trẻ sơ sinh không có năng lực dân sự nên phần di sản thừa kế sẽ do người giám hộ của trẻ quản lý.
- Nếu thai nhi chết trong bụng mẹ thì phần di sản thừa kế được chia lại cho những người cùng hàng thừa kế khác được hưởng.
Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết; hoặc thời điểm Tòa án tuyên người có tài sản là đã chết.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định những người thừa kế: người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống; người thừa kế là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền, nghĩa vụ của người chết để lại.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định di sản thừa kế của người chết để lại; là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 685 BLDS quy định “Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Do chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di sản thừa kế cháu bé được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi cháu bé thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ).