Để khởi công công trình xây dựng, người dân cần phải xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì có một vài thay đổi khác với thông tin ghi nhận trên giấy phép xây dựng mà người dân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhiều người dân băn khoăn không biết trong trường hợp này, liệu Có phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng hay không? Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng thực hiện như thế nào? Không làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Có phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng hay không?
Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 thì trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì được miễn giấy phép xây dựng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 thì trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì các tổ chức, cá nhân (gọi tắt là chủ đầu tư) trong quá trình xây dựng mà có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi vị trí, diện tích xây dựng của công trình thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn đã được cấp giấy phép xây dựng, nhưng có nguyện vọng muốn giảm diện tích xây dựng nhà so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Nên bạn phải có trách nhiệm đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm:
– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
– Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;
– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Tải về mẫu đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng năm 2023
Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:
– Bộ phận một cửa cấp huyện đối với công trình, nhà ở riêng lẻ mà giấy phép xây dựng UBND cấp huyện cấp.
– Bộ phận một cửa cấp tỉnh (trung tâm hành chính công) đối với công trình mà giấy phép xây dựng do UBND cấp tỉnh cấp.
Lưu ý: Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại cơ quan trước đây đã cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian giải quyết: Trong thời gian 20 ngày đối với công trình, trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Trả kết quả
Không làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng bị xử phạt như thế nào?
Tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng, cụ thể như sau:
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
Theo đó, căn cứ quy định này thì khi không làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi diện tích xây dựng thì bạn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng khi xây dựng quá diện tích đã được cấp phép xây dựng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thay đổi diện tích xây dựng”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/09/2019) về kinh doanh dịch vụ karaoke dịch vụ vũ trường có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường cụ thể như sau:
Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì diện tích xây dựng tối thiểu của một phòng vũ trường là từ 80m2 trở lên không bao gồm công trình phụ.
Theo Điều 98 Luật xây dựng 2014, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Khi nộp hồ sơ, thì thời hạn hồ sơ sẽ được xử lý là trong thời hạn 20 ngày so với khu công trình, trong thời hạn 15 ngày so với nhà ở riêng không liên quan gì đến nhau, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ .