Khi cha mẹ ly hôn thì con cái là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Do đó, việc thay đổi người đang nuôi con sau ly hôn luôn là vấn đề được quan tâm. Vậy, làm gì để được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn? Cùng vấn đề này chúng tôi nhận dược câu hỏi như sau:
Tôi và chồng ly hôn theo Quyết định của Tòa. Theo đó, chồng tôi được nuôi con 10 tuổi. Tuy nhiên, anh ta đã đi làm xa hai năm và để ông bà nội nuôi cháu. Do đó, hiện tại cháu muốn ở cùng tôi. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi làm sao để thay đỏi người nuôi cháu là ông bà nội thành tôi?
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS)
Nội dung tư vấn
1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
– Là việc: bố/mẹ muốn nuôi con sau khi có bản án của Tòa về việc ly hôn và chia quyền nuôi con. Việc thay đổi này có thể thỏa thuận giữa cha/mẹ hoặc nếu không thỏa thuận được có thể gửi đơn yêu cầu Tòa thay đổi người nuôi con. Cụ thể được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
2. Những việc cần làm
- Có hai cách để thay đổi người trực tiếp nuôi con: Cách một là các bên cùng thỏa thuận thay đổi người đang nuôi con( từ việc bố đang nuôi con sang mẹ nuôi con hoặc ngược lại) sau đó làm đơn yêu cầu Tòa công nhận việc thay đổi trên; Cách hai, nếu hai bên không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết.
- Nội dung đơn: dưới dạng đơn khởi kiện.
- Lý do nêu trong đơn cần nêu rõ hoàn cảnh khó khăn người đang nuôi con không có thu nhập, không có nơi ở hợp pháp, điều kiện nuôi con khác không còn đảm bảo…
3. Thẩm quyền giải quyết
Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ/chồng đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết, kèm theo những căn cứ chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con như: có thu nhập, có nơi ở ổn định, hoàn cảnh giáo dục con, điều kiện nuôi con khác đảm bảo… Trong trường hợp không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người kia thì rất khó để tòa án xác định và giải quyết. Căn cứ Điểm a, b khoản 1 – Điều 39 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân”; “b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân”
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết hành chính Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Sau khi có bản án của Tòa về việc phân chia quyền nuôi con. Người không được nuôi con có quyền yêu cầu Tòa xem xét lại tư cách nuôi con của người kia theo khoản 2 – điều 84 – Luật hôn nhân gia đình 2014. Đồng thời, nếu con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Căn cứ Điểm a, b khoản 1 – Điều 39 Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 cơ quan có thẩm quyền là Tòa án
Để được nuôi con sau khi có Bản án ly hôn của Tòa, cần chuẩn bị các bước sau:
Bước 01: kiểm tra điều kiện của bản thân như: nơi ở ổn định, thu nhập ổn định; điều kiện giáo dục con tốt, ……
Bước 02: Thu thập các tài liệu, bằng chứng về việc người nuôi con hiện tại không đáp ứng đúng, đủ điều kiện nuôi con. Cụ thể: người được Tòa chỉ định nuôi con lại để người khác nuôi và đi nơi khác sinh sống; hoặc người đang nuôi con không đáp ứng đủ điều kiện về vật chất – tinh thần theo quy định pháp luật.
Bước 03: Làm đơn yêu cầu Tòa thay chuyển quyền nuôi con sang cho mình; do người đang nuôi con không đáp ứng đúng – đủ điều kiện nuôi con.
Bước 04: Gửi đơn đến Tòa theo quy định tại: BLDS 2015