Chào Luật sư, chuyện là hôm qua tôi có đi làm về. Do gấp gáp nên tôi có đánh rơi ví. Trong ví có các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng cùng tiền mặt. Tôi có đăng tin tìm nhưng vẫn không nhận được phản hồi. Tôi không ngại mất tiền vì có thể tìm lại được, nhưng giấy tờ của tôi e là làm lại sẽ tốn thời gian và công sức. Tôi muốn hỏi hiện nay Thẻ căn cước gắn chip có định vị được không? Tôi có thể trình báo công an nhờ họ định vị thẻ căn cước công dân của tôi không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Luật sư X rất hân hạnh khi được bạn tin tưởng và dành sự quan tâm. Với vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cước công dân có định vị người dân không?
Chiều ngày 18/3, Công an TP.HCM đã có buổi cung cấp thông tin về công tác triển khai thực hiện “Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”.
Buổi cung cấp thông tin này do thiếu tướng Trần Đức Tài – phó giám đốc Công an TP.HCM – chủ trì, cùng đại diện Công an TP Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Khi đối mặt với thông tin “thẻ CCCD gắn chip có chức năng định vị”, công an thành phố đã khẳng định CCCD KHÔNG có chức năng định vị.
Căn cước công dân có những chức năng nào?
Thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử với độ bảo mật cao chỉ có chủ thẻ cá nhân công dân đó sử dụng được và dung lượng lưu trữ lớn sẽ giúp bạn tích hợp được nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng sinh trắc học, chữ ký số, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Ngoài ra, theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo.
Tích hợp nhiều thông tin
Ngoài ra, chíp được gắn trên thẻ CCCD lưu trữ thông tin của công dân trên thẻ CCCD gồm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe, các loại giấy tờ có giá trị giúp phòng tránh được việc giấy tờ bị giả mạo… đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, đơn giản, tiện lợi hơn mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ nhằm nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tích hợp hiều ứng dụng
Với chip điện tử gắn trên thẻ CCCD cho phép tích hợp nhiều ứng dụng, mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng. Giúp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh cũng “quét” được các thông tin giấy tờ, họ tên của người được cấp một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.
Thẻ căn cước gắn chip có định vị được không?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân trong đó quy định hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân như sau:
Quy cách: Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ căn cước công dân…
Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu:
Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như: có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân; có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ;
Phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo; khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch; đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính; chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Như vậy, căn cước công dân gắn chíp không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Con chip của căn cước công dân lưu trữu dữ liệu gì?
Bộ Công an cho biết theo Thông tư 06/2021, mẫu CCCD mới có tích hợp chip được gắn ở mặt sau của thẻ nhằm lưu trữ các thông tin cơ bản của công dân. Chip có thể lưu khoảng 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học (vân tay), như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quê quán; võng mạc; hình ảnh; đặc điểm nhận dạng… Đồng thời, trong tương lai gần, chip trên thẻ Căn cước công dân còn chứa thông tin liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe… của người sử dụng.
Ngoài chip, trên thẻ Căn cước công dân mẫu mới còn có mã QR ở mặt trước của thẻ. Khi quét mã này sẽ hiển thị thông tin về họ và tên của người cấp, số Chứng minh nhân dân cũ (Trường hợp trước đó dùng Chứng minh nhân dân 9 số), do đó, người được cấp sẽ không còn phải mang theo bên người Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân bằng tờ giấy A4 rất dễ nhàu nát như hiện nay.
Thẻ căn cước công dân gắn chip đã được phát hành kể từ tháng 1/2021 và bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2021. Vì vậy, tại các địa phương trên cả nước người dân đang đổ xô đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới, nhiều nơi bị quá tải, chờ tới vài tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, thẻ CCCD có gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Và việc tích hợp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay.
Mất thẻ CCCD gắn chip có nguy hiểm không?
Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip cũng không có nguy cơ bị lộ thông tin. Bởi vì chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin từ chip. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất CCCD gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.
Khác với chip, mã QR lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng Ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần “bảo mật” như trên chip.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẻ căn cước gắn chip có định vị được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về coi mã số thuế cá nhân vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn xem thêm bài viết
- ĐỘ TUỔI NGHỈ HƯU CỦA BÁC SĨ LÀ BAO NHIÊU TUỔI?
- ĐƠN XIN NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI CỦA GIÁO VIÊN MỚI 2023
- HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI ĐÃ NGHỈ HƯU NĂM 2023
Câu hỏi thường gặp
Thẻ căn cước điện tử có gắn chip điện tử, chip có thể lưu trữ thông tin của cá nhân như đặc điểm nhận dạng, sinh trắc học, vân tay…
Chip được gắn trên mặt sau của thẻ căn cước, có kích thước tương tự như con chip trên thẻ ATM.
Để truy cập vào thông tin nằm trong con chip, các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID). Thẻ CCCD đóng vai trò làm thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
(1) Độ bền cao
Thẻ e-ID được làm hoàn toàn bằng chất liệu nhựa cứng rất bền khó bị biến dạng.
(2) Độ bảo mật cao
Các thông tin cá nhân quan trọng được lưu trữ hoàn toàn trong chip điện tử và chỉ có thiết bị chuyên dụng mới có thể lấy/ xem được thông tin trong chip, do đó dù có bị mất thẻ thì thông tin quan trọng của công dân cũ sẽ không bị kẻ xấu lợi dụng.
(3) Lưu trữ lượng thông tin lớn
Chip điện tử có thể lưu trữ thông tin dung lượng lớn vậy nên có thể linh hoạt, mở rộng thêm thông tin hoặc tích hợp thêm các dịch vụ tiện ích cho công dân trong tương lai.
(4) Phòng tránh giả mạo giấy tờ
Đối với công dân đã có CCCD mã vạch 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014 thì khi đổi sang thẻ căn cước điện tử thì số thẻ CCCD gắn chip 12 số sẽ vẫn được giữ nguyên.