Thế chấp tài sản là một trong chín biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thế chấp tài sản; và khi nào thì chấm dứt thế chấp tài sản? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
Trong quan hệ về thế chấp tài sản thì bên có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản để bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ của mình và được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp.
Tài sản được dùng để thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ; tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó.
Bên thế chấp phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp, giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.
Trường hợp thế chấp tài sản chấm dứt
Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về một số trường hợp chấm dứt thế chấp tài sản bao gồm:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp tài sản chấm dứt
Việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính, do đó khi nghĩa vụ chính được bảo đảm chấm dứt do bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ hoặc theo các căn cứ chấm dứt do pháp luật quy định thì việc thế chấp cũng chấm dứt.
Ví dụ: A thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng X. Khi đến hạn, A đã thực hiện việc thanh toán toàn bộ số vay nợ của mình đối với ngân hàng X. Về nguyên tắc, nghĩa vụ được bảo đảm – tức là nghĩa vụ hình thành trong hợp đồng vay của A và X đã chấm dứt do nghĩa vụ đã được hoàn thành, biện pháp thế chấp sẽ chấm dứt hiệu lực pháp luật.
Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
Có hai trường hợp được dự liệu trong luật dẫn đến chấm dứt biện pháp bảo đảm bao gồm:
Hủy bỏ biện pháp thế chấp
Là trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khi một trong các bên chủ thể có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp. Khi các bên hủy bỏ hợp đồng thế chấp thì biện pháp này sẽ chấm dứt hiệu lực.
Thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
Thông thường khi một biện pháp bảo đảm được các bên thỏa thuận áp dụng vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được biện pháp đó
Ví dụ: đối tượng của biện pháp bảo đảm đó không còn, hoặc bị xử lý bởi một quan hệ nào khác.
Tài sản thế chấp đã bị xử lý
Xử lý tài sản là hoạt động cụ thể của các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hạch toán, thanh toán trên tài sản hướng đến mục đích lợi ích vật chất để khấu trừ được nghĩa vụ với bên có quyền.
Do vậy, khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ chính thì việc thế chấp cũng chấm dứt do tài sản thế chấp và mục đích của việc thế chấp không còn.
Theo thỏa thuận của các bên
Ngoài ra, việc chấm dứt thế chấp cũng có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
Xử lý tài sản thế chấp
Nếu đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ; thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo.
Phương thức xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thông thường; việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá.
Tuy nhiên; các bên có thể tự thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm khi giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn mà tài sản đó được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ; thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn.
Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định như sau:
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
- Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba;và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba;thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Như vậy; nếu việc thế chấp tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì được ưu tiên thanh toán đầu tiên; tiếp theo là tính theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Xem thêm: Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thế chấp tài sản?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thế chấp tài sản chấm dứt khi nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline:0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 điều 295 Bộ luật dân sự 2015:
“Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, khi vay thế chấp, bên vay có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai làm biện pháp bảo đảm trong hợp đồng.
Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác…