Thế nào là tổ chức tôn giáo?

bởi Hà Trang

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Phụng. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Thế nào là to chức tôn giáo? Nguyên tắc hoạt động tôn giáo và các chế tài hoạt động tôn giáo được quy định cụ thể như thế nào? Quy định về xây dựng công trình tôn giáo theo pháp luật? Mong được luật sư giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :

Căn cứ pháp lý

Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016

Thế nào là tổ chức tôn giáo?

Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Nguyên tắc hoạt động tôn giáo và các chế tài hoạt động tôn giáo được quy định cụ thể như thế nào?

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo và các chế tài hoạt động tôn giáo như sau: 

Căn cứ tại Điều 4, Điều 5, Nghị định 26/1999/NĐ-CP, Chương I, Thông tư 01/1999/TT-TGCP quy định về các chế tài hoạt động tôn giáo như sau: 

– Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích.

Ví dụ: 

+ Các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho người có công với nước, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Nhiều hoạt động đối ngoại tôn giáo đã góp phần giới thiệu đất nước, con người, lịch sử văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền dự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Trong số đó phải kể đến các sự kiện như Giáo hội Tin lành tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (tháng 12/2017); Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật Đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019 (tháng 5/2019); Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới tại Đồng Nai (tháng7/2019)…

Đáng chú ý, hiện nay trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức như Tuệ Tĩnh Đường, Trạm xá, Phòng khám đa khoa…

Các cơ sở y tế này khám, bốc thuốc cho hàng vạn lượt bệnh nhân, ưu tiên cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Cả nước hiện tại có khoảng gần 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương; 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo…

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

– Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo.

– Nhà nước bảo đảm các hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ.

– Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo pháp luật cho dù hành vi ấy thuộc về chức sắc, chức việc, tín đồ hay tổ chức, cơ quan, cá nhân có chức năng quản lý Nhà nước.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận cụ thể tại Điều 24. Do vậy, việc vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là vi phạm quy định của pháp luật, do vậy sẽ bị xử lý theo quy định. 

– Mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc, hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

Thế nào là to chức tôn giáo
Thế nào là to chức tôn giáo

Quy định về xây dựng công trình tôn giáo theo pháp luật?

Căn cứ vào Điều 58 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) quy định về việc: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo thực hiện như sau:

– Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

– Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.

– Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.

Pháp luật nước ta ban hành rất nhiều luật, nghị định và thông tư liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo như: Luật tín ngưỡng Tôn giáo 2016; Luật xây dựng 2014; Luật Di sản văn hóa 2002 sửa đổi 2013; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30-12-2017 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;…Tùy thuộc vào từng trường hợp nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng hay các công trình phụ trợ là gì mà sẽ áp dụng theo các quy định điều chỉnh pháp luật khác nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thế nào là tổ chức tôn giáo?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, mã số thuế cá nhân tra cứu, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết hồ sơ cho phép xây dựng công trình tôn giáo là bao lâu?

Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo là bao nhiêu?

Mức lệ phí là 100.000 đồng/1 giấy phép

Hồ sơ xin cải tạo, sửa chữa lại công trình, tổ chức tôn giáo?

Theo Điều 96 Luật xây dựng, hồ sơ xin cải tạo, sửa chữa lại công trình tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tu sửa công trình tôn giáo
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình tôn giáo được công chứng
Cung cấp ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình cần tu sửa
Nếu là công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã xếp hạng và công trình hạ tầng kỹ thuật: phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm