Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

bởi Ngọc Gấm
Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc có nên ly hôn khi vợ ngoại tình? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi phát hiện vợ mình ngoại tình thì các ông chồng sẽ có những suy nghĩ như thế nào. Một là nói chuyện thẳng thắng với nhau để cho nhau một cơ hội, tìm hiểu nguyên nhân tại sao vợ mình lại ngoại tình. Hai là nộp đơn lên Toà án để ly hôn chấm dứt cuộc hôn nhân đáng thất vọng này. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có nên ly hôn khi vợ ngoại tình? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ vợ chồng

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ vợ chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

  • Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
  • Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
  • Tình nghĩa vợ chồng: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
  • Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
  • Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
  • Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền được ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được quy định như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết rằng nếu ta chỉ ký giấy ly hôn thì chưa phải là ly hôn thật sự.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; ly hôn có 02 dạng:

  • Thuận tình ly hôn;
  • Đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên).

Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác; mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?
Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình? Đây là câu hỏi đặt ra khi con người ta phát hiện bạn đời của mình đang ngoại tình. Kể từ khi thông nhất đất nước đến nay Đảng và Nhà nước đều có phương châm phát triển cuộc sống gia đình Việt Nam chỉ có một vợ; một chồng; cho nên hành vi ngoài tình là một hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện đại Việt Nam.

Khi phát hiện vợ ngoại tình của mình ngoại tình; vợ chồng bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp và thẳng thắng về vấn đề này để xem thái độ của đối phương có muốn chấm dứt việc ngoại tình này hay không. Nếu đối phương sau cuộc nói chuyện có sự thay đối thì cuộc sống vợ chồng sẽ trở lại như trước. Còn nếu sau nhiều cuộc nói chuyện trực tiếp mà thái độ của vợ bạn không muốn chấm dứt việc ngoại tình này thì bạn hãy nghĩ đến phương án về vấn đề ly hôn bởi lúc này mục đích tạo lập hạnh phúc trong hôn nhân đã không còn tồn tại.

Tại sao cần cân nhắc kỹ khi ly hôn? Bởi thực tế chỉ cần tốn chưa đến 50 ngàn đồng; một cặp nam nữ đã có trong tay một tờ giấy đăng ký kết hôn; tuy nhiên ly hôn thì lại khác; ly hôn tốn rất nhiều thời gian; chẳng hạn như về hoà giải và giải quyết ly hôn; phân chia tài sản; vấn đề con cái; … Một vụ án ly hôn có thể kéo dài từ vài tháng; cho đến vài năm. Ly hôn chỉ đơn giản khi đối với các cặp vợ chồng mới kết hôn và sẽ là rắc rối đối với các cặp vợ chồng đã có con cái và đã tạo lập được kha khá tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Cho nên nếu muốn ly hôn khi vợ ngoại tình bạn cần cân nhắc kỹ.

Nguyên tắc giải quyết hoà giải trước khi nộp đơn ly hôn tại Toà án

Theo quy định tại Điều 4 Luật Hoà giải tại cơ sở 2013 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:

– Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

– Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

– Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.

– Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

– Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

– Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Hòa giải trước khi nộp đơn ly hôn tại Toà án không thành thì phải làm sao?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hoà giải tại cơ sở 2013 quy định về tiến hành hòa giải như sau:

– Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

– Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.

– Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Hoà giải tại cơ sở 2013.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định; thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ; chồng hoặc của hai vợ chồng; Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4; và 5 Điều 59; và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ; rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng; thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

  • Trong trường hợp có sự sáp nhập; trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản; thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được hưởng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề; trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu; thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định; tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ; thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ; thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59; và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình; để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Khi giải quyết ly hôn; nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu; thì Tòa án xem xét; giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; Tòa án phải xác định vợ; chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ; chồng có quyền; nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết; thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết; thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản; mà vợ chồng được chia:

  • “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật; năng lực hành vi; sức khỏe; tài sả; khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ; chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình; mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân; và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia; hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì; ổn định cuộc sống của họ; nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình; và của vợ, chồng.
  • “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng; thu nhập; công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập; duy trì; và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con; gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng; hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  • “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh; và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ; chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ; chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất; kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh; và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ; chồng và con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng; và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn; và chia tài sản chung; Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ; giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh; tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

  • “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân; tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình; không chung thủy; hoặc phá tán tài sản; thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền; lợi ích hợp pháp của vợ; và con chưa thành niên.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn; Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung; và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật; thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên; con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật; và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng; hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hồ sơ đăng ký lại khai sinh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Giải quyết chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình?

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn; nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được; thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập; duy trì; phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình; mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn; phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Giải quyết quyền nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn?

Quyền; nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn; trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền; nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27; 37 ;và 45 của Luật Hôn nhân và Gia đình; và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh như thế nào?

Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh như thế nào? Vợ; chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó; và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng; trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm