Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại

bởi Hương Giang
Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại

Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết. Hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng được giao kết rất phổ biến giữa các bên. Tuy nhiên, nhiều độc giả vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến loại hợp đồng này. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại được quy định như thế nào? Cách xác định thời điểm trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thương mại được quy định ra sao? Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại là gì? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết dưới đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là hợp đồng thương mại?

Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện không đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại cũng như khái niệm “thương mại” nói chung mà thông qua khái niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại 2005 để làm rõ đặc điểm của khái niệm thương mại.

Theo đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về hoạt động thương mại như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo quy định trên, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Cũng theo Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Tóm lại, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thươn mại…. để nhằm mục đích sinh lợi.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại

Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể hiểu hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Các bên được toàn quyền quyết định về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng… Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, tự do giao kết hợp đồng thương mại cũng phải bảo đảm nội dung không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, kể cả đạo đức trong kinh doanh.

Thứ hai, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện cam kết, thoả thuận và nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, khi giao kết hợp đồng thương mại, các thương nhân hoàn toàn tự nguyện, tức là được tự dọ ý chí, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Các bên đều bình đẳng, không được phân biệt thành phần kinh tế, quy mô, loại hình tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kể cả ngành nghề độc quyền… Ngoài ra, trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại các bên cần thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng… đây là các thái độ tâm lý của các bên phù hợp với ý chí tự nguyện gia kết hợp đồng nhằm bảo đảm sau khi giao kết, các bên đều thuận lợi khi thực hiện hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?

Để có một hợp đồng thể hiện được nguyện vọng và yêu cầu của các bên, bảo đảm được yêu cầu về nội dung, hình thức, đặc biệt là có tính hiện thực, việc giao kết hợp đồng cần được thực hiện theo một trình tự nhất định.

Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng: Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Thứ hai, thời điểm có hiệu lực của đề nghị: thông thường do bên đề nghị ấn định hoặc được xác định kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết.

Thứ ba, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực: trong các trường hợp bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; hết thời hạn trả lời chấp nhận; thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị, huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực… (Điều 391 Bộ luật dân sự năm 2015)

Như vậy, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Cách xác định thời điểm trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thương mại

Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được pháp luật quy định tại Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết khi có sự thống nhất về ý chí giữa các bên đề nghị giao kết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định. Thời điểm giao kết hợp đồng được ấn định phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng và đó là thời điểm hợp đồng có hiệu lực (trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác).

Trên thực tế, giao kết hợp đồng thường diễn ra theo một quá trình các bên đàm phán để đi đến thiết lập được hợp đồng. Trong quá trình đó, mỗi bên vừa có vị trí là bên đề nghị, vừa có vị trí là bên chấp nhận đề nghị giao kết với từng nội dung cụ thể của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại
Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại

Hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại

Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lời chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự như: trả lời trực tiếp, trả lời thông qua văn bản, sự im lặng,… Trong trường hợp các bên thỏa thuận sự im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thi hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà bên được đề nghị vẫn im lặng thì cũng coi như bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, và hợp đồng được giao kết từ thời điểm đó.

Hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói tùy theo lựa chọn của các bên. Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì quá trình đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết sẽ kết thúc khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Vấn đề đặt ra là các bên thỏa thuận những điều khoản nào về nội dung của hợp đồng thì coi là hợp đồng đã được giao kết thì khoản 3 Điều 400 của Bộ luật dân sự năm 2015 chưa có đề cấp đến. Thực tế thì đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói, thông qua quá trình giao kết, các bên thường thỏa thuận về tất cả nội dung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên các bên chỉ cần thỏa thuận về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thì hợp đồng đã được coi là giao kết.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục làm hồ sơ xin nhập học mầm non thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại đối với hợp đồng bằng văn bản là khi nào?

Đối với các hợp đồng có hình thức xác lập bằng văn bản thì quá trình giao kết hợp đồng sẽ kết thúc khi các bên đã ký vào văn bản hoặc hình thức chấp thuận khác được thể hiện như điểm chỉ hoặc vừa ký vừa điểm chỉ. Nếu ban đầu hợp đồng được giao kết bằng lời nói sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là một trong các yếu tố thể hiện tính tự nguyện cảu các bên mà không phải nội dung của hợp đồng.
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý nhất định như về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. Và cũng là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ.

Người lao động dưới 15 tuổi tự mình giao kết hợp động lao động được không?

Căn cứ khoản 4 điều 18 Bộ luật lao động 2019. Người lao động dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động phải bao gồm cả người đại diện theo pháp luật cùng ký. Như vậy người dưới 15 tuổi chưa thể tự mình giao kết hợp đồng lao động được.

Hình thức của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?

Hình thức hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói; bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp trong hoạt động thương mại; và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung của hợp đồng; mà pháp luật quy định nhiều hợp đồng thương mại; cụ thể phải được ký kết dưới hình thức văn bản; hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm