Chào Luật sư, chuẩn bị sắp tới con gái của tôi sẽ bước vào lớp 1 chính vì thế vợ chồng chúng tôi đang trong quá trình lựa chọn trường cho con. Tuy nhiên trong các bộ hồ sơ nhập học mà tôi biết hiện nay bao gồm cả sổ hộ khẩu. Nhưng sổ hộ khẩu nhà tôi hiện tại đã không còn do phía Công an tại địa phương đã thu hồi lại do họ nói sổ hộ khẩu đã hết giá trị sử dụng. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thời điểm hiện tại, sổ hộ khẩu còn giá trị không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thời điểm hiện tại, sổ hộ khẩu còn giá trị không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thời điểm hiện tại, sổ hộ khẩu còn giá trị không?
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, sổ hộ khẩu là loại sổ chính thức không còn giá trị sử dụng tại Việt Nam. Chính vì thế nếu bạn muốn tiến hành các thủ tục nhập khẩu hoặc tách khẩu thì có thể tiến hành việc đăng ký thông tin cư trú tại Công an Xã/Phường/Thị Trấn gần nhất nơi bạn đang định sinh sống. Bên cạnh đó, khi bạn tiến hành đăng ký thông tin cư trú, sổ hộ khẩu hết hạn sử dụng sẽ được phía cơ quan công an có thẩm quyền thu hồi lại. Và để có thể thay thế được sổ hộ khẩu, CCCD ngày nay là loại giấy tờ có thể thể hiện được tất cả các thông tin cần thiết trên 01 cuốn sổ hộ khẩu.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định về sổ hộ khẩu như sau:
“3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”
Ưu điểm khi thay sổ hộ khẩu bằng thông tin cư trú được số hóa
Một trong những ưu điểm khi thay sổ hộ khẩu bằng thông tin cư trú được số hóa chính là việc bạn có thể xác nhận được thông tin cư trú của bản thân tại bất kỳ nơi nào tại Việt Nam mà không nhất thiết là phải tại địa phương cư trú của bạn. Đây là điều mà sổ hộ khẩu cũ không thể làm được cho công dân Việt Nam. Trong quá khứ khi người dân muốn làm giấy tờ gì của bạn thân điều phải về quê để có thể tiến hành. Tuy nhiên ngày nay bạn có thể tiến hành ngay cả ở một nơi nào đó tại Việt Nam mà bạn không xin sống.
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xác nhận thông tin về cư trú như sau:
“1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
CCCD gắn chip có được dùng để thay đổi sổ hộ khẩu?
CCCD gắn chip chính là một trong những loại giấy tờ được quy định là có thể thay thế 100% sổ hộ khẩu cũ hiện còn tồn tại ở Việt Nam. Với giao diện nhỏ gọn và tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân, chỉ cần một vài thao tác nhỏ như scan mã QF hoăc đọc thẻ chip được gắn trên CCCD, phía cơ quan công an có thẩm quyền đã có thể nắm được các thông tin cơ bản của bạn và tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính của bạn liên quan đến cư trú mà không cần phải làm các thủ tục xác nhận cư trú khác nhau như lúc trước.
Theo quy định tại Công văn 5672/C06-TTDLDC quy định về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự như sau:
“1.1. Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
Tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân; khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân; các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: (1) Ảnh, (2) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân); (3) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (4) Ngày, tháng, năm sinh; (5) Giới tính; (6) Quốc tịch; (7) Quê quán; (8) Nơi thường trú; (9) Ngày, tháng, năm hết hạn; (10) Đặc điểm nhân dạng; (11) Vân tay; (12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; (13) Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ”.
Quy định xác nhận thông tin về cư trú
Để có thể xác nhận thông tin cư trú phục vụ cho việc tách hộ, xin việc làm, xin nhập học cho con, công dân Việt Nam có thể tiến hành trực tiếp bằng cách đến các cơ quan công an xã/phương/thị trấn gần nhất hoặc gửi yêu cầu lên cổng thông tin quốc gia để được cấp giấy xác nhận nơi cơ trú tại Việt Nam. Thời gian xác nhận các thông tin về cơ trú có thể mất từ 1 đến 3 ngày để xử lý và tờ giấy xác nhận thông tin cư trú sau khi được cấp sẽ có giá trị sử dụng trong 30 ngày, chính vì thế người dân cần phải lưu ý về thông tin này để có thể sử dụng giấy xác nhận thông tin cư trú hợp lý.
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xác nhận thông tin về cư trú như sau:
“1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời điểm hiện tại, sổ hộ khẩu còn giá trị không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.
Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Nơi thường trú; (7) Số định danh cá nhân; (8) Số chứng minh nhân dân.
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.
Các thông tin gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú). Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.