Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?

bởi TranQuynhTrang
Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?

Ngày nay, trong nhiều hoạt động sẽ bắt buộc giấy tờ, tài liệu, hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực. Vậy có thể công chứng, chứng thực ở đâu? Có thể công chứng ở phường hay không? Nếu có thời gian công chứng ở phường là bao lâu? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Phân biệt công chứng và chứng thực.

– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

– Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Công chứng, chứng thực ở đâu?

Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?

Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định:

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:

+ Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;

+ Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;

+ Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.

Chứng thực giấy tờ, tài liệu ở đâu?

Tùy vào loại giấy tờ, tài liệu cần chứng thực mà cơ quan tiến hành chứng thực sẽ khác nhau, cụ thể:

– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

+ Chứng thực di chúc;

+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?
Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

– Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.

Như vậy, tùy thuộc vào loại giấy tờ, tài liệu,… mà người yêu cầu chứng thực giấy tờ, tài liệu,… có thể đến Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Phòng công chứng, Văn phòng công chứng để chứng thực.

Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?

Lịch chứng thực bản sao ở phường: Theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7, chủ nhật nghỉ.

Thông thường, phòng 1 cửa làm việc theo giờ sau:

– Sáng: 8h00-11h30

– Chiều: 13h30-16h30

Việc chứng thực giấy tờ ở phường thường trả kết quả trong vòng 1 ngày, phụ thuộc vào lịch họp, làm việc của người ký chứng thực bản sao (thường do một Phó Chủ tịch UBND xã, phường ký).

– Nộp hồ sơ buổi sáng: Trả kết quả vào buổi chiều.

– Nộp hồ sơ buổi chiều:

+ Nộp hồ sơ đầu giờ chiều: Có thể trả kết quả vào cuối giờ chiều.

+ Nộp hồ sơ vào giữa hoặc cuối giờ chiều: Trả kết quả vào ngày hôm sau.

Theo quy định thì UBND cấp xã (phường, thị trấn) có thẩm quyền ký chứng thực các loại giấy tờ sau:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian công chứng ở phường là bao lâu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về địa điểm công chứng như thế nào?

Theo quy định Điều 44 Luật Công chứng thì địa điểm thực hiện công chứng như sau:
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44.
Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?

Công chứng đòi hỏi quá trình rà soát, xác minh chi tiết và tốn nhiều công sức hơn nên sẽ mang giá trị pháp lý cao hơn chứng thực

Công chứng có cần bản gốc hay không?

Theo quy định của pháp luật Nhà Nước Việt Nam; khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải đem theo bản gốc để đối chiếu bản dịch. 
Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện được những trường hợp làm giả mạo giấy tờ trái pháp luật hoặc công chứng không đúng với sự thật với mục đích trục lợi cá nhân; dẫn đến tổn thất cho người khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm