Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu?

bởi Nguyen Duy
Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu

Chào Luật sư X, tôi là chủ một doanh nghiệp TNHH chuyển sản xuất các loại nước ngọt có gas, tuy nhiên tình hình kinh doanh không mấy khả quan, báo cáo tài chính lỗ liên tiếp 3 năm. Vì thế cần có tiền kinh doanh tiếp nên tôi đã thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng. Nay đã lấy lại vốn nên tôi muốn giải chấp sổ đỏ. Vậy thủ tục giải chấp sổ đỏ là gì? Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Giải chấp sổ đỏ là gì?

Giải chấp (hay còn gọi giải chấp ngân hàng) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ.

Vì vậy việc giải chấp là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.

Người vay phải thanh lý đúng hạn, việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau này đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.

Giải chấp sổ đỏ là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc tại ngân hàng.

Khi bắt đầu thế chấp sổ đỏ để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

Đồng thời khi kết thúc việc thế chấp sổ đỏ thì người sử dụng đất cũng phải thực hiện đăng ký thế chấp trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, xóa đăng ký thế chấp là một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện để được giải chấp sổ đỏ

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:

  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó

Hồ sơ giải chấp quyền sử dụng đất gồm những gì?

Việc chuyển bị hồ sơ giải chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Trường hợp người sử dụng đất ủy quyền cho người khác làm thủ tục giải chấp thì cần có thêm Văn bản ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu có.
  • Chứng minh nhân dân của bên thế chấp.

Thủ tục giải chấp sổ đỏ năm 2022

Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu
Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu?

Bước 1: Sau khi hoàn thiện hồ sơ như trên, bạn nộp bộ hồ sơ này tại Văn phòng đăng ký đất đai, nếu chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì bạn có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giao cho bạn giấy hẹn trả kết quả theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

  • Nếu có căn cứ hồ sơ thuộc các trường hợp từ chối xóa đăng ký quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT do thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
  • Nếu không có căn cứ từ chối thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc ghi vào sổ địa chính, Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác nhận trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 3: Trả kết quả đăng ký căn cứ theo Điều 37 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT

  • Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau: Đơn yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai và Giấy chứng nhận có ghi nội dung xóa đăng ký;
  • Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người yêu cầu đăng ký.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai có thỏa thuận phương thức trả kết quả đăng ký khác thì thực hiện trả kết quả đăng ký theo phương thức đã thỏa thuận.

  • Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi kết quả đăng ký cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu?

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất (giải chấp Sổ đỏ) là không quá 03 ngày.

Khi nhận được kết quả giải chấp, thông tin đã xóa đăng ký thế chấp sẽ được thể hiện tại trang bổ sung của Sổ đỏ (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Nội dung ghi tại đây được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Thông tư 23/2014 như sau:

Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/…/… (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thời gian làm thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm mẫu hợp đồng kiểm toán… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Làm thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu?

Bạn có thể nộp hồ sơ thủ tục đăng ký giải chấp sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

Các trường hợp thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng?

Khi muốn kết thúc việc thế chấp sổ đỏ/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi muốn thay thế biện pháp thế chấp bằng biện pháp đảm bảo khác như thay bằng tài sản khác có giá trị tương đương để tiếp tục bảo đảm khoản vay.
Khi muốn trả nợ trước hạn
Khi đến thời gian giải chấp sổ đỏ mà bên thế chấp không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc do các bên thỏa thuận hoặc có luật quy định.
Có quyết định từ tòa án hoặc từ trọng tài có hiệu lực pháp luật trong việc xóa thế chấp.
Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại đã xử lý xong tài sản.
Hủy thế chấp quyền tài sản phát sinh bởi hợp đồng mua bán nhà đất, chuyển tiếp đăng ký thế chấp.
Trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Giải chấp Sổ đỏ có mất tiền không?

Theo khoản 21 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có phí giải chấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, sẽ không có một văn bản nào quy định thống nhất phí xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ hay phí giải chấp Sổ đỏ mà phí này được từng tỉnh, thành phố quy định. Đơn cử có thể kể đến:
Tại TP. HCM: Mức phí này là 20.000 đồng (theo Phụ lục 09 ban hành kèm Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND).
Tại TP. Hà Nội: Mức phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (phí giải chấp Sổ đỏ) là 10.000 đồng/hồ sơ…

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm