Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân quy định những gì?

bởi MinhThu
Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân quy định gì?

Quỹ tín dụng nhân dân ra đời nhằm mục đích giúp những vùng nông thôn Việt Nam, phát triển sản xuất, kinh doanh bằng cách huy động vốn cho người dân còn ngại ngùng việc ra ngân hàng vay vốn, với mô hình hợp tác xã. Và với sự nắm bắt phát triển của loại hình quỹ tín dụng này thì Ngân hàng nhà nước nhận thấy việc ra những quy định về việc thành lập, hoạt động cũng như những vẫn đề liên quan khác ngoài việc được quy định trong luật chung là Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã. Vào ngày 31/03/2015, Thông tư 04/2015/TT-NHNN được ban hành quy định về quỹ tín dụng nhân dân. Vậy Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân quy định những gì?

Câu hỏi sẽ được LSX trả lời tỏng bài viết sau đây. Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Tình trạng pháp lý

Số ký hiệu04/2015/TT-NHNNNgày ban hành31/03/2015
Loại văn bảnThông tưNgày có hiệu lực01/06/2015
Nguồn thu thậpCông báo số 525+526, năm 2015Ngày đăng công báo26/04/2015
NgànhNgân hàngLĩnh vựcThanh tra, giám sát ngân hàng
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người kýNgân hàng Nhà nước Việt Nam Phó Thống đốcNguyễn Phước Thanh
Phạm vi Toàn quốc

Lịch sử hiệu lực

Hiệu lực: Hết hiệu lực một phầnNgày có hiệu lực: 01/06/2015
NgàyTrạng tháiVăn bản nguồnPhần hết hiệu lực
31/03/2015Văn bản được ban hành04/2015/TT-NHNN
01/06/2015Văn bản có hiệu lực04/2015/TT-NHNN
01/03/2016Bị hết hiệu lực 1 phần32/2015/TT-NHNN
Khoản 3 Điều 37 bị hết hiệu lực bởi Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
01/09/2017Được sửa đổi06/2017/TT-NHNN
01/06/2018Bị hết hiệu lực 1 phần05/2018/TT-NHNN
01/10/2018Bị bãi bỏ 1 phần 17/2018/TT-NHNNĐiểm d khoản 1 Điều 31 bị bãi bỏ bởi Thông tư 17/2018/TT-NHNN.
01/03/2023Bị thay thế 1 phần 01/2023/TT-NHNN
01/03/2023 Bị bãi bỏ 1 phần01/2023/TT-NHNN
01/03/2023Được sửa đổi 0101/2023/TT-NHNN

Nội dung chính của thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân

Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, địa bàn hoạt động, quản trị, điều hành, kiểm soát, vốn điều lệ, vốn góp, chuyển nhượng vốn góp, hoàn trả vốn góp, thành viên, đại hội thành viên, hoạt động và quyền hạn, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân.
Đối tượng áp dụng

  1. Quỹ tín dụng nhân dân.
  2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân

Điều kiện để được cấp Giấy phép

  1. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.
  2. Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
  3. Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.
  4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
  5. Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  6. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này.
  2. Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.
  3. Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua, trong đó nêu rõ:
    a) Sự cần thiết thành lập quỹ tín dụng nhân dân;
    b) Tên quỹ tín dụng nhân dân, địa bàn hoạt động, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này;
    c) Cơ cấu tổ chức;
    d) Quy định về quản lý rủi ro, trong đó nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phương thức và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này;
    đ) Quy trình, chính sách cho vay đối với thành viên, người có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân, hộ nghèo trên địa bàn không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;
    e) Công nghệ thông tin: Dự kiến hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hoạt động, khả năng áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin;
    g) Dự kiến hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
    h) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động, trong đó phân tích, thuyết minh tính hiệu quả và khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
  4. Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
  5. Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân gồm:
    a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục số 04 Thông tư này;
    b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;
    d) Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;
    đ) Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
  6. Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận, có tối thiểu các nội dung sau:
    a) Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân);
    b) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân); Số sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình); số Giấy đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân);
    c) Số tiền tham gia góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.
  7. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình). Đối với thành viên là cán bộ, công chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.
  8. Bản sao sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình).
  9. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân).
  10. Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.
  11. Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.
  12. Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).
  13. Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư này.
  14. Đơn đề nghị tham gia thành viên theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B, Phụ lục số 03 Thông tư này.
  15. Biên bản Hội nghị thành lập.
  16. Dự thảo các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.
  17. Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  18. Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
  19. Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
  20. Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
  21. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
  22. Các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 16 Điều này đã được Đại hội thành lập thông qua.

Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thông tư 04/2015 về quỹ tín dụng nhân dân” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Căn cứ khái niệm tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, có định nghĩa như sau:
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Trong đó hình thức hợp tác xã được quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012 như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau; trong hoạt động sản xuất; kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Do vậy quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới hình thức hợp tác xã, có vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào điều lệ.

Các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gồm những gì?

Các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 118 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Nhận tiền gửi
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp:
Nhận tiền gửi của thành viên;
Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân; không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cho vay
Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
Cho vay đối với khách hàng là thành viên;
Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
Hoạt động khác

Các hoạt động khác, bao gồm:
Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;
Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;
Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;
Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm