Thông tư hướng dẫn Nghị định 08/2021

bởi VanAnh
Thông tư hướng dẫn Nghị định 082021

Lĩnh vực đường thủy là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm bậc nhất của Chính Phủ. Nghị định 08/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/01/2021 là nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Vậy đã có thông tư hướng dẫn Nghị định 08/2021 chưa? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Nghị định 08/2021/NĐ-CP

Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thông tư hướng dẫn Nghị định 08/2021

Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Theo đó, luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:

(1) Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế; quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển; hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia (điều kiện 1).
  • Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới (điều kiện 2).

(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương, trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.

(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng ;bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn Nghị định 08/2021 NĐ-CP.

Thông tư hướng dẫn Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Ngày 27/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP; quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Hiện nay chưa có thông tư nào hướng dẫn Nghị định 81/2021/NĐ-CP của chính phủ quy định về Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

Các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập sẽ được nhận mức hỗ trợ là 150.000 đồng/học sinh/tháng; (trước đây 100.000 đồng/học sinh/tháng) để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác.

Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/1 năm học; và thực hiện chi trả 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.

Các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập gồm:

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo; theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tư hướng dẫn Nghị định 81/2021/NĐ-CP
Thông tư hướng dẫn Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Nguyên tắc xác định học phí theo Nghị định 81/NĐ-CP

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư; khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên); xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

  • Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
  • Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
  • Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập; đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài; hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

  • Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí; và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; có trách nhiệm công khai, giải trình với người học; và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;
  • Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục; đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm; mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội;
  • Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư hướng dẫn Nghị định 08/2021″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nghị định 08/2021/NĐ-CP điều chỉnh những hoạt động nào?

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; quản lý hoạt động của phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa.

Nghị định 08/2021/NĐ-CP áp dụng cho đối tượng nào?

Nghị định 08/2021/NĐ-CP áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường thủy nội địa tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm