Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?

bởi VanAnh
Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào

Khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông ở các nơi như ngã ba; ngã tư các đường lớn hay xảy ra ùn tắc. Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào? Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào? Hãy Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nội dung pháp lý

Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?

Mỗi người dân khi tham gia giao thông cần phải có trách nhiệm; ý thức tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Người điều khiển giao thông gồm những thành phần: Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông; ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

 Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:

+ Người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông: đèn xanh được đi, đèn vàng giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại.

+ Người tham gia giao thông phải chấp hành các chỉ dẫn trên biển báo cũng như các báo hiệu được xây dựng bằng vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ hoặc rào chắn.

-Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?

Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Trong đó:

– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:

+ Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, các đối tượng điều khiển, sử dụng các loại phương tiện trên khi tham gia giao thông, người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ sẽ được coi là người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết: Lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp tết

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông

Cụ thêt tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA; quy định “trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông” là tự giác chấp hành; các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Theo đó, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật: Ở đây là các quy định của pháp luật về trật tự; an toàn giao thông. Các quy phạm pháp luật về an toàn giao thông; bao gồm những quy định buộc phải thực hiện; yêu cầu thực hiện đúng,… và cùng với đó là những chế tài nếu không chấp hành; tuân theo quy định đó. Người dân thể hiện trách nhiệm khi tham gia giao thông; thông qua việc “Tự giác” nghĩa là không bị ép buộc; và tự mình chấp hành tốt những quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Chấp hành tốt hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiên giao thông: Khi ngồi trên xe hay lưu thông trên đường; cần chấp hành tốt những hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khác hoặc người chở mình. Ví dụ một số truồng hợp nhường đường cho xe cứu hoả, xe cấp cứu, xe cảnh sát giao thông,…
  • Chấp hành tốt hiệu lệnh; hướng dẫn của người kiểm soát giao thông: những người kiểm soát giao thông được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý hành chính nhà nước ở lĩnh vực giao thông. Do đó, họ có những quyền năng nhất định buộc bạn phải chấp hành theo hiệu lệnh; hướng dẫn của họ. Trong một số trường hợp; bạn có thể khiếu nại hay khởi kiện quyết định hành chính hay quyết định hành chính của họ; nếu thấy rằng họ đang xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty trọn gói, giải thể công ty, bảo hộ logo công ty, tạm ngưng công ty… của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Khi tham gia giao thông người đi bộ cần chú ý những vấn đề gì?

– Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
– Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
-Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
– Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông như thế nào?

Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm