Từ 1/7, khi người dân đi đăng ký thay đổi thông tin hộ khẩu thì sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu đã cấp trước đó. Điều này khiến nhiều người lo lắng về việc khi sổ đã bị thu hồi, các thủ tục liên quan như mua bán nhà đất; nhập học cho trẻ… thì có thực hiện được hay không? Và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2021).
- Nghị định 37/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 14/5/2021).
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
- Thông tư 01/2020/TT-BTP.
Nội dung tư vấn
Chỉ thu hồi sổ hộ khẩu nếu công dân đăng ký thay đổi thông tin hộ khẩu
Theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2020 thì:
“Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”
Như vậy, trường hợp người dân thực hiện các thủ tục về cư trú; mà làm thay đổi thông tin hiện có trong Sổ; thì công an mới thu hồi sổ hộ khẩu. Không phải tất cả người dân phải tự mang sổ cũ đi nộp từ 01/7/2021; sổ đã cấp nếu không có thay đổi gì thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2022.
Nhiều thủ tục hành chính cần xuất trình sổ hộ khẩu
Hiện nay, không có văn bản nào quy định cụ thể bắt buộc xuất trình sổ hộ khẩu trong những trường hợp nào.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật Cư trú; Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Công chứng; Luật Hộ tịch; Luật Lý lịch tư pháp…; và các quy định của pháp luật có liên quan, sổ hộ khẩu là giấy tờ cần có trong các thủ tục sau:
- Xin học cho con; làm lý lịch tư pháp; mua bảo hiểm y tế hộ gia đình; khai sinh; đăng ký kết hôn; làm hộ chiếu; khai tử…
- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến việc: xác nhận; điều chỉnh; bổ sung; thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu trong sổ hộ khẩu…
- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến các giao dịch hành chính, dân sự: mua bán; chuyển nhượng nhà đất; mua bán sang nhượng tài sản khác; ủy quyền; thừa kế mà theo quy định của pháp luật các văn bản giao dịch này phải công chứng; chứng thực…
Nghĩa là, sổ hộ khẩu – bản thân nó có ý nghĩa quan trong đời sống của người dân. Bởi vậy, khi có thông tin sẽ thu hồi; hay bỏ sổ hộ khẩu, nhiều người dân cảm thấy khá “hoang mang”.
Bị thu hồi sổ hộ khẩu, người dân thực hiện thủ tục bằng cách nào?
Trước hết, phải khẳng định rằng, không phải từ 01/7/2021 tất cả sổ hộ khẩu đều bị thu hồi. Công dân chỉ bị thu hồi sổ hộ khẩu khi đi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú; dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu.
Tất cả sổ hộ khẩu vẫn còn giá trị đến hết ngày 31/12/2022, theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020:
“Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.”
Như vậy, từ năm 2023, sổ hộ khẩu chính thức không còn giá trị xác nhận cư trú.
Vậy, khi người dân thực hiện các thủ tục về thay đổi cư trú, Công an sẽ cập nhật vào đâu?
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định:
“4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.”
Cũng theo Luật này, khi thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú; cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định; cập nhật thông tin về nơi thường trú, tạm trú mới; việc xóa đăng ký thường trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Mới đây, ngày 29/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân; có hiệu lực từ ngày 14/5/2021. Theo đó, người dân có quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; để nộp cho cơ quan Nhà nước khi họ có nhu cầu. Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; có thể bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin; hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin; cổng dịch vụ công quốc gia; cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Ngoài ra, Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành; cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Tổ chức tín dụng; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; định danh điện tử; tổ chức hành nghề công chứng; thừa phát lại và tổ chức khác; được giao thực hiện dịch vụ công; được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch vụ công quốc gia; cổng dịch vụ công Bộ Công an; hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin; hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.
Như vậy, bản thân người dân; hoặc các cơ quan liên quan được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; để phục vụ việc thực hiện các thủ tục hành chính cần chứng minh cư trú. Ngoài ra, đến hết năm 2022, khi sổ hộ khẩu giấy vẫn còn giá trị sử dụng; người dân có thể chứng thực một vài bản; trước khi đi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú; dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu.
Bởi khi đi tiến hành các thủ tục này sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu. Người dân có thể sử dụng bản chứng thực; để thay thế khi bị thu hồi bản gốc. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc! Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Để điều chỉnh thông tin về cư trú từ 01/7/2021, người dân thực hiện như thế nào?” answer-0=”- Đối với trường hợp thay đổi chủ hộ, thành viên hộ gia đình nộp Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; – Đối với trường hợp thay đổi thông tin về hộ tịch, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Từ 01/7/2021, bán nhà có bị xóa hộ khẩu?” answer-0=”Theo Điều 24 Luật Cư trú 2020, một trong những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú là: h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó. Như vậy, từ 01/7/2021 – khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, người dân khi bán nhà sẽ bị xóa đăng ký thường trú (xóa hộ khẩu) trừ khi được chủ sở hữu mới đồng ý giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Không đăng ký tạm trú tại chỗ ở mới, có thể bị xóa thường trú?” answer-0=”Cụ thể, Điều 24 Luật này quy định, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: – Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; – Ra nước ngoài để định cư; – Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; – Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; – Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;…… Như vậy, theo quy định trên, công dân khi đi khỏi nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không khai báo tạm vắng, hoặc không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác sẽ bị xóa đăng ký thường trú. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]