Thụ lý vụ án dân sự

bởi DuongAnhTho
Thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của tòa án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng; vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

    Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản; là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào số thụ lý vụ án để giải quyết.

    Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của tòa án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Việc thụ lý vụ án có ý nghĩa pháp lý quan trọng; vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định.

    Ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự

    Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng; vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định.

    Thụ lý vụ án còn có ý nghĩa thiết thực; bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể; trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật; trong đó tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.

    Thủ tục thụ lý vụ án dân sự 

    Bước 1: Nhận đơn khởi kiện

    Bước 2: Kiểm tra đơn khởi kiện

    • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
    • Chuyển đơn khởi kiện
    • Trả lại đơn khởi kiện

    Bước 3: Tính tạm ứng án phí và thông báo để người khởi kiện nộp

    Bước 4: Vào sổ thụ lý

    Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

    Chủ thể khởi kiện

    Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là người có đủ năng lực hành vi dân sự; hoặc cơ quan, tổ chức thành lập hợp pháp và có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015:

    “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

    Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án được thụ lý; đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trước hết cần xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền Tòa án không; thẩm quyền theo cấp xét xử và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.

    Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

    Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án; quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 168 BLTTDS.

    Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Hiện nay không còn điều kiện vụ án dân sự còn trong thời hiệu khởi kiện thì tòa mới được thụ lý nữa; mà thay vào đó Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên; hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

    Như vậy, tùy thuộc vào đơn khởi kiện; mà Tòa án sẽ xem xét điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án; có được coi là một trong những điều kiện để chấp nhận việc thụ lý vụ án dân sự.

    Các điều kiện khác

    Ngoài các điều kiện trên; để vụ án được thụ lý thì đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản:

    Thứ nhất, người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án

    Thứ hai, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí:

    Thứ ba, đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 189 BTTDS .

    Thông tin liên hệ

    Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Thụ lý vụ án dân sự ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

    FB: www.facebook.com/luatsux

    Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

    Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

    Câu hỏi thường gặp

    Nộp đơn khởi kiện ở đâu?

    – Nộp đơn trực tiếp tại tòa án
    – Nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính
    – Nộp đơn thông qua hình thức điện tử

    Trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án tiếp nhận và xử lý như thế nào?

    Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Sau đó, Tòa án có trách nhiệm phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

    Trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính tiếp nhận và xử lý như thế nào?

    Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

    5/5 - (1 bình chọn)

    Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

    Có thể bạn quan tâm