Trong đời sống hàng ngày một cá nhân sẽ tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ và xác lập các giao dịch khác nhau diễn ra trong đời sống của họ. Chính các giao dịch sẽ phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể. Thực tế cho thấy những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong quá trình xác lập các giao dịch, hợp đồng, của các cá nhân có nhiều trường hợp họ đang thực hiện hoặc chưa thực hiện thì chết. Do vậy dẫn tới nghĩa vụ về tài sản chưa được thực hiện được. Vậy , pháp luật quy định ra làm sao về thứ tự phân chia tài sản? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?
Tại bài viết dưới đây. Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Thanh toán di sản thừa kế được hiểu là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh toán. Một số quan điểm cho rằng thanh toán là việc chi trả tiền hoặc tài sản để giải quyết xong một khoản nợ nào đó. Quan điểm khác lại cho rằng thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Do đó, có thể hiểu thanh toán di sản thực chất là thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại đồng thời trừ đi phần tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho người chết (chi phí mai táng) cũng như chi phí cho việc quản lý di sản. Việc thanh toán di sản thừa kế dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết cùng với chi phí mai táng cho người này và chi phí quản lý di sản. Khi thanh toán di sản phải xác định được các nội dung sau đây: Xác định người thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Xác định người được thanh toán di sản; Xác định giới hạn của việc thanh toán; Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán.
Vậy ai sẽ là người thay mặt cho người chết để thực hiện việc thanh toán di sản thừa kế cho các chủ nợ. Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết đầu tiên sẽ thuộc về những người thừa kế. Nghĩa vụ này theo quy định là nghĩa vụ bắt buộc mà bất cứ người hưởng thừa kế nào (kể cả cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay Nhà nước) cũng đều phải thực hiện.
Phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành
Phân chia di sản theo di chúc
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác của những người thừa kế (Điền 659 Bộ luật dân sự).
Phân chia tài sản theo pháp luật
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia (khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự).
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng (khoản 1 Điều 660 Bộ luật dân sự).
Hạn chế phân chia di sản
Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự, trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Việc hạn chế phân chia di sản có thể theo di chúc của người để lại di sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp nếu có yêu cầu chia di sản thừa kế, mà hậu quả của việc chia đó sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu toà án xác định phần di sản của mỗi người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời hạn nhất định. Thời hạn hạn chế phân chia di sản thừa kế không quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu bên còn sống đã kết hôn với người khác hoặc thời hạn hạn chế phân chia di sản do toà án xác định đã hết thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toà án cho chia di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 661, thời hạn chưa cho chia di sản không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu toà án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?
Khi thanh toán tài sản có ba khả năng xảy ra, tổng tài sản ( tổng nghĩa vụ; tổng tài sản ) tổng nghĩa vụ; tổng tài sản = tổng nghĩa vụ. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, căn cứ vào mức độ cần thiết của tài sản đối với người được thanh toán, đồng thời cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 đã sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán là:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
- Tiền công lao động;
- Tiền bồi thường thiệt hại;
- Thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước;
- Tiền phạt;
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
- Chi phí cho việc bảo quản di sản;
- Các chi phí khác.
Quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi thứ tự so với Điều 683 của Bộ luật dân sự trước đây, cụ thể như sau: “1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 5. Tiền công lao động; 6. Tiền bồi thường thiệt hại; 7. Thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Tiền phạt; 10. Các chi phí khác”. Theo thứ tự này có thể thấy có sự thay đổi về thứ tự là chi phí cho việc bảo quản di sản theo Bộ luật dân sự trước đây là khoản 9, nhưng theo Bộ luật dân sự năm 2015 đã được đưa lên khoản 3 thể hiện quan điểm của các nhà soạn luật đã coi trọng các khoản chi phí cho việc bảo quản, duy trì, bảo vệ toàn vẹn cho di sản, điều này đồng nghĩa với việc bảo đảm phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Sự thay đổi tiếp theo là khoản “tiền phạt”. Trong Bộ luật dân sự trước đây là khoản 7, trước “các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác” (là khoản 8). Nhưng nay theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì “tiền phạt” đã chuyển xuống gần cuối, được thanh toán sau “các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân”. Cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015 thì “tiền phạt” là khoản 9, còn “các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân” là khoản 8 được ưu tiên trả các khoản nợ cho cá nhân, pháp nhân (là chủ nợ) trước, sau trả tiền phạt sau, sự thay đổi này là hợp lý.
Theo thứ tự trên, khi thanh toán tài sản phải thanh toán từng nghĩa vụ một. Nghĩa vụ tiếp theo chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước đó đã được thanh toán hoặc đã được thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền.
Như vậy, tất cả các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại cộng thêm với những chi phí khác liên quan đến di sản nhỏ hơn khối di sản mà người chết để lại thì di sản thừa kế được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi tổng các nghĩa vụ đó. Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản hoặc là vừa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại thì không còn phần di sản để xác định là di sản thừa kế lúc này sẽ không có vấn đề nhận di sản.
Khuyến nghị:
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
- Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế TNCN được thực hiện ra làm sao?
- Mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn năm 2023
- Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?
- Xây nhà vượt quá diện tích sổ đỏ có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Nhật Bản… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông tin thông qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì người thừa kế nếu nhận di sản phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản đã nhận. Trong trường hợp người có di sản đang còn khoản nợ chưa được thanh toán thì phải trích một khoản từ khối di sản mà người chết để lại để thực hiện thay cho người đó trước rồi mới đem chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, việc thanh toán này chỉ thực hiện sau khi đã thanh toán các chi phí khác theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự là chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; Tiền phạt.
The quy định của pháp luật, trong trường hợp người hưởng thừa kế mất cùng thời điểm với người để lại di sản thì di sản đó sẽ được tiến hành phân chia theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự 2015.