Trong lĩnh vực xây dựng định giá xây dựng là một khái niệm được dùng để chỉ chung việc tiến hành đo bóc khối lượng và thể hiện việc ước tính giá xây dựng công trình. Việc này được tiến hành vào giai đoạn sau thiết kế công trình nhưng thực hiện trước khi khởi công công trình. Vậy sẽ cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng? Và thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến độc giả.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được phân thành các hạng sau đây: Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I, Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II và Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III (sau đây gọi tắt là “Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng”)
Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
– Về kinh nghiệm:
+ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc định giá xây dựng từ 07 năm trở lên;
+ Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
– Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
– Về kinh nghiệm:
+ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc định giá xây dựng từ 04 năm trở lên;
+ Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
– Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Về trình độ chuyên môn: Có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
– Về kinh nghiệm:
+ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc định giá xây dựng từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp;
+ Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.
– Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc nào?
Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
a) Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
c) Đo bóc khối lượng;
d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
e) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp:
Bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
(2) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng;
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(3) Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng;
(4) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
(5) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
(6) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng;
Lưu ý: Các tài liệu tại (2), (3), (4) và (6) phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng năm 2023
– Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Thẩm quyền cấp:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng Chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I.
– Sở Xây dựng cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II và hạng III.
– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II và hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Có bắt buộc phải có không?
- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2021
- Dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng ở Hồ Chí Minh năm 2021
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là xác nhận tình trạng hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Lệ phí cấp: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.
Thời hạn của Chứng chỉ: 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Nội dung công việc định giá xây dựng cần thực hiện là:
– Đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Phân tích đầu tư và khả năng phát triển để hướng dẫn cho nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và nhà xây dựng;
– Ước tính vốn đầu tư, giá công trình và các chi phí kèm theo;
– Đánh giá và phân tích rủi ro, khuynh hướng các cơ hội và thay đổi chi phí;
– Phân tích các quyết định, phân tích tài chính dự án;
– Quản lý chi phí dự án, đánh giá thanh lý tài sản dự án;
– Lập dự án và phân tích dự án; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án;
– Quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng giúp chủ đầu tư.