Chào Luật sư. Tôi tên là Nguyễn Đức Hứng sinh sống tại tỉnh Kiên Giang. Nhà tôi do di chuyển nhiều lần nên có làm mất bằng Tổ quốc ghi công (huân chương kháng chiến chống mỹ) của bố và mẹ tôi. Nay mẹ tôi đã mất nên tôi muốn xin cấp lại có được không?
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh giải phóng độc lập nước nhà và tiếp đó là các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng để có được thành quả đó, chúng ta đã phải trả cái giá cho sự hy sinh, đau thương, mất mát của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, v.v.
Nhằm tri ân các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng và Nhà nước ta ngày càng đẩy mạnh công tác cấp Bằng Tổ quốc ghi công bên cạnh đó liên tục sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Mời Quý bạn đọc cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích đến bạn đọc.
Cơ sở pháp lý
Những ai được tặng thưởng Bằng Tổ quốc ghi công?
Theo Khoản 2,3 Điều 23 Nghị đinh 131/2021/NĐ-CP điều kiện được cấp Bằng Tổ quốc ghi công được quy định như sau:
a) Người hy sinh đã được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh chưa được đổi thành Bằng “Tổ quốc ghi công” do Thủ tướng Chính phủ cấp.
b) Thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
Căn cứ để cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công” như sau:
a) Bản gốc Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh.
b) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 24 Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”. Cụ thể:
Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” trong các trường hợp sau: bị mất; bị thiếu thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại.
Hồ sơ, thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”:
a) Đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị theo Mẫu số 16 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú (kèm theo bằng cũ nếu còn).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm lập và gửi danh sách kèm các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải kiểm tra, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ, lập danh sách cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” theo Mẫu số 83 Phụ lục I Nghị định này đối với những trường hợp đủ điều kiện và có đầy đủ thông tin ghi theo giấy báo tử của liệt sĩ kèm văn bản đề nghị gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp lại, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến người đề nghị.
đ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
Bằng Tổ quốc ghi công bị thu hồi trong trường hợp nào?
Khoản 1 Điều 25 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp thu hồi Bằng Tổ quốc ghi công như sau:
Hồ sơ, thủ tục thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”
- Thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” trong các trường hợp sau:
a) Công nhận liệt sĩ không đúng quy định theo kết luận của thanh tra.
b) Người được công nhận liệt sĩ vẫn còn sống sau ngày cấp bằng.
c) Bằng “Tổ quốc ghi công” đã cấp trùng.
Theo quy định nêu trên, Bằng Tổ quốc ghi công có thể bị thu hồi trong trường hợp:
- Công nhận liệt sĩ không đúng quy định theo kết luận của thanh tra.
- Người được công nhận liệt sĩ vẫn còn sống sau ngày cấp bằng.
- Bằng “Tổ quốc ghi công” đã cấp trùng.
Mời bạn xem thêm
- Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?
- Thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2023 như thế nào?
- Trường hợp nào nhà nước thực hiện trưng dụng đất
- Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục thu hồi Bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 20 ngày kể từ ngày phát hiện người được công nhận liệt sĩ vẫn còn sống sau ngày cấp bằng, có văn bản báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
Bước 2: Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ xác minh, kết luận, có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”
Ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi.
Bước 3: Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Trong thời gian 12 ngày có văn bản kèm theo bản sao Quyết định thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cư trú.
Bước 5: Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để lưu hồ sơ.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩ được quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 6. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Giấy báo tử.
Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5).”
Có thể thấy, một trong những thành phần hồ sơ để xét hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ là Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”. Do đó, gia đình bạn không phải cung cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà chỉ cần cung cấp bản sao.
Cụ thể tại Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ như sau:
(1) Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
(2) Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
(3) Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
(4) Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại (3) sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại (3) mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
(5) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
(6) Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
(7) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020.
(8) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
(9) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
(10) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
Trợ cấp tuất hằng tháng;
Bảo hiểm y tế.
(11) Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại (3) đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại (10) chết.
(12) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại (3) đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại (10) chết.