Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay tình trạng người lao động nghỉ việc làm hay chuyển việc làm đang rất phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn dịch covid-19 đã khiến tình trạng thất nghiệp của người lao động ngày càng gia tăng. Trong khoảng thời gian này thì bảo hưởng thất nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng khi bù đắp một phần nào thu nhập cho người lao động bị mất việc. Tuy nhiên chế độ này sẽ không được hưởng lâu dài mà khi thuộc một số trường hợp theo quy định thì sẽ bị cắt bảo hiểm thất nghiệp và phải thực hiện “Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp”. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp

Với nhiều lý do như giảm bớt vị trí công việc, do công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới việc cắt giảm nhân sự, hay do lý do cá nhân của người lao động thì tình trạng thất nghiệp hiện nay vẫn chiếm số lượng rất lớn. Để hỗ trợ cho các trường hợp này thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã được ra đời.

Căn cứ theo điều 4 khoản 3 Luật Việc Làm 2013 về giải thích từ ngữ có nêu rõ khái niệm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách bảo hiểm được thiết kế để cung cấp, hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023, người lao động cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

* Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

* Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

* Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;

* Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013;

* Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ có vai trò quan trọng khi mà người dân bị mất việc làm mà chưa tìm được việc làm. Cũng theo đó thì khi người lao động đã tìm được việc làm hoặc thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì chế độ thất nghiệp này sẽ bắt buộc phải chấm dứt. Cụ thể như sau:

Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 53 Luật Việc làm 2013 và Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

– Tìm được việc làm: Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  • Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

– Hưởng lương hưu hằng tháng

Ngày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.

– Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

  • Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành, nghề, trình độ được đào tạo hoặc công việc người lao động đã từng làm được ghi trong phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động.
  • Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và được người sử dụng lao động tuyển dụng nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.

– Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định

Ngày mà người lao động được xác định bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày kết thúc của thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ 3 liên tục mà người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học.

– Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

– Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

 – Chết

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Bị tòa án tuyên bố mất tích

– Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp

Khi người lao động thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp như đã nêu ở mục trên thì cần phải thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp hay chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đây là việc cần phải làm theo quy định khi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được công việc mới nếu không muốn bị xử phạt sau này.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Người lao động muốn thực hiện thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp khi có công việc mới phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản Thông báo của người lao động về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 23 Ban hành kèm theo Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH)
  • Các giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (để tính thời gian chấm dứt hưởng); Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Khi có việc làm mới, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thông báo và nộp bộ hồ sơ nói trên cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 3. Nhận quyết định

Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động.

Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và đính kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cơ quan thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục cắt bảo hiểm thất nghiệp” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 như sau:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa:
+ Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Không quá 7.450.000 đồng) hoặc;
+ Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
(Không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV).

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định ra sao?

Theo Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
– Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm