Sau khi Covid – 19 qua đi có rất nhiều chủ đồng tư dự án không có đủ các điều kiện về tài chính để có thể thực hiện tiếp được quá trình xây dựng. Chính vì thế mà nhu cầu tư vấn các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện tài chính để thuê các dịch vụ tư vấn thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà phải tự mình thực hiện. Hiểu được vấn đề đó, LSX xin được gửi đến quý bạn đọc bài viết thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, mong rằng thông tin này sẽ giúp ích đến quý đọc giả.
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong những trường hợp nào?
Để có thể chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư nào đó tại Việt Nam, phía cơ quan có thẩm quyền buộc phải tiến hành quá trình xem xét các dự án đầu tư đó có rơi vào các trường hợp được phép luật quy định buộc phải tiến hành chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư hay không. Hiện theo quy định mới nhất, hiện pháp luật đang cho phép 03 trường hợp nhà nước được quyền chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau:
“1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.”
Hồ sơ chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Theo hướng dẫn tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP và các công văn được ghi nhận trên cổng thông tin điện tử quốc gia thì một bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động dự án đầu tư tại Việt Nam bắt buộc phải có văn bản thông báo chấm dứt dự án đầu tư gửi đến phía cơ quan có thẩm quyền và người dân trên cả nước, giấy phép ghi nhận chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam và các tài liệu ghi nhận việc châm dứt hoạt động đầu tư dự án tại Việt Nam.
“- Văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
– Tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.”
Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?
Tùy theo trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư của bạn là do chủ đầu từ tự quyết định hay do cơ quan nhà nước tự quyết định mà thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư sẽ có sự khác nhau. Chính vì thể để có thể thực hiện thành công và nhanh chóng thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư thì các doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu sơ nét về thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư được thực hiện như sau:
“2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.”
Khi tiến hành chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, cần phải lưu ý gì?
Trong quá trình sau khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, quá trình thanh lý cần phải được đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt. Bởi các công tác sau khi tuyên bố chấm dứt hoạt động dự án đầu tư như quá trình thanh lý là một trong những công việc quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp cần quan tâm để tránh các việc không hay trong quá trình chấm dứt hoạt động dự án đầu tư ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 7, 8 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động dự án đầu tư được thực hiện như sau:
“7. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.”
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Luật Đầu tư 2020 có những điểm gì nổi bật?
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 có những điểm gì mới?
- Luật giao dịch điện tử (sửa đổi 2023)
Câu hỏi thường gặp
Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); nội dung dự án đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.