Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng năm 2023

bởi Minh Trang
Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng

Hiện nay, tôi vừa tốt nghiệp ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Kinh tế luật. Tôi vô cùng háo hức ngày được cầm trên tay chiếc bằng cử nhân ngành Luật kinh tế. Tuy nhiên, vừa rồi văn phòng nhà trường đã gọi điện thông báo với tôi rằng số tuổi in trên bằng không chính xác so với số tuổi trong giấy tờ căn cước công dân của tôi. Tôi nghĩ trong lúc làm thủ tục đã lỡ điền sai thông tin. Vì vậy, tôi buộc phải chỉnh sửa lại nội dung văn bằng. Vậy theo quy định thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng bao gồm những gì? Pháp luật quy định điều kiện để chỉnh sửa nội dung văn bằng như thế nào? Hãy cùng với Luật sư X giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT

Điều kiện để chỉnh sửa nội dung văn bằng như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ như sau:

“Điều 23. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

c) Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

đ) Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

2. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.”

Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị sẽ bao gồm các giấy tờ như đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung; văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc; giấy khai sinh; giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh.

Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng
Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng

Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về trình tự thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ như sau:

“Điều 23. Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

3. Trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

a) Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

d) Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.”

Theo đó, trong 05 ngày làm việc khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và ra quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng.

Quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 24 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về nội dung trên quyết định chỉnh sửa nội dung văn băng như sau:

“Điều 24. Nội dung chính của quyết định chỉnh sửa và áp dụng việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

1. Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ gồm các nội dung chính sau:

a) Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người có văn bằng, chứng chỉ (ghi theo văn bằng, chứng chỉ đã cấp);

b) Tên, số hiệu, ngày tháng năm cấp của văn bằng, chứng chỉ;

c) Nội dung chỉnh sửa;

d) Lý do chỉnh sửa;

đ) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quyết định.

2. Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được áp dụng đối với cả văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành.”

Từ quy định trên thì quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng phải thể hiện được các nội dung như

– Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người có văn bằng;

– Tên, số hiệu, ngày tháng năm cấp của văn bằng, chứng chỉ

– Nội dung chỉnh sửa;

– Lý do chỉnh sửa;

– Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quyết định.

Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa

Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ.

– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường; nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;

– Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường Đại học cấp bằng thạc sĩ;

– Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục cấp sổ đỏ cho nhà ở chung cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp đơn có thiếu sót phải làm như thế nào?

– Các trường hợp đơn thiếu sót bao gồm:
+ Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
– Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đố;
– Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện chỉnh sửa nội dung văn bằng

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:
a) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
b) Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
c) Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
d) Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.

Cơ quan thực hiện chỉnh sửa nội dung văn bằng

Sở Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm