Việc thực hiện đúng thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác là cần thiết để tuân thủ quy định pháp luật, mở rộng thị trường và khách hàng, tiếp cận nguồn lực và đối tác mới, cũng như tận dụng lợi thế địa lý và kinh tế của vùng mới. Chuyển trụ sở chính sang quận/huyện/tỉnh khác giúp hộ kinh doanh tiếp cận nguồn lực và đối tác mới. Việc có mặt gần hơn với các nguồn lực, cơ sở hạ tầng và cộng đồng kinh doanh ở vùng đó sẽ giúp tạo ra cơ hội hợp tác mới và tăng cường sự phát triển của hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây của LSX sẽ giúp quý đọc giả nắm vững kiến thức pháp lý về chuyển trụ sở hộ kinh doanh cũng như hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Khi nào cần thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh mà người làm chủ hoạt động kinh doanh một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài chính và hoạt động kinh doanh của mình. Hộ kinh doanh thường được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và không phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp. Vậy khi nào cần thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh? LSX sẽ cung cấp nội dung quy định như sau:
Khi chủ hộ, thành viên hộ gia đình (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh) có ý định chuyển địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh để phù hợp với mục đích hoạt động, hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh đã hết hạn thì hộ kinh doanh phải thay đổi địa chỉ trụ sở chính.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trong cùng quận/huyện hay chuyển sang quận/huyện/tỉnh thành khác, mà thủ tục thay đổi địa chỉ thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan Thuế cũng sẽ khác nhau.
Thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh cá thể trong cùng quận/huyện/thị xã
Chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh cá thể trong cùng quận/huyện/thị xã được gọi là “đổi địa điểm” hoặc “di dời địa chỉ”. Quá trình này đòi hỏi hộ kinh doanh cá thể thực hiện các thủ tục pháp lý và thông báo với cơ quan quản lý, như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thuế, cùng với việc thay đổi thông tin địa chỉ trên các giấy tờ liên quan. Việc thực hiện đúng thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh cá thể là một nghĩa vụ pháp lý và tuân thủ quy định của pháp luật. Việc không tuân thủ có thể khiến hộ kinh doanh phải đối mặt với các hậu quả pháp lý như phạt tiền hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Dưới đây là thông tin chi tiết quy định về thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh cá thể trong cùng quận/huyện/thị xã.
Tại Khoản 2 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, khi chuyển địa chỉ hộ kinh doanh cùng quận/huyện/thị xã, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh cùng quận/huyện gồm có:
- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (về việc đổi địa chỉ trụ sở);
- Bản sao biên bản họp nhóm của các thành viên hộ gia đình về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh (nếu các thành viên hộ gia đình cùng thành lập hộ kinh doanh);
- Bản sao CCCD/CMND của người đại diện làm thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Địa điểm nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh chuyển đến.
Thời gian làm việc: Kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ của hộ kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong vòng 5 ngày làm việc.
Thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác
Chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác được gọi là “đăng ký thay đổi địa điểm kinh doanh”. Đây là một quy trình pháp lý để thay đổi vị trí hoạt động kinh doanh từ một đơn vị hành chính (quận, huyện) sang đơn vị hành chính khác (quận, huyện hoặc tỉnh khác). Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh thành khác làm thay đổi cơ quan thuế quản lý thì hộ kinh doanh có 2 cách giải quyết như sau:
- Cách 1: Giải thể hộ kinh doanh hiện tại, sau đó đăng ký hộ kinh doanh tại địa chỉ mới.
- Cách 2: Làm thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Cách 1 – Giải thể hộ kinh doanh hiện tại, sau đó đăng ký hộ kinh doanh tại địa chỉ mới
Khi thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh theo cách này, chủ hộ cần thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Để đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ phải thực hiện 2 việc sau:
- Thứ nhất, hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng như nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ.
- Thứ hai, nộp hồ sơ đóng MST hộ kinh doanh lên Chi cục Thuế quản lý cấp quận, huyện.
Hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh (Mẫu 24/ĐK-TCT);
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hộ kinh doanh (Bản gốc);
- Văn bản xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ sẽ được cơ quan thuế xử lý trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ thuế sẽ ra thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh (Mẫu 18/TB-ĐKT) và cấp thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND cấp quận/huyện
Sau khi hoàn thành bước 1, chủ hộ cần nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh lên UBND cấp quận/huyện nơi cấp giấy phép hoạt động cho hộ kinh doanh.
Hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể;
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể (Bản gốc);
- Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế do Cơ quan thuế cấp (kết quả của Bước 1).
- Mẫu 18/TB-ĐKT – Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế (kết quả của Bước 1);
- Bản sao biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc quyết định chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại quận/huyện cũ.
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận hợp lệ, UBND cấp quận/huyện sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và ra thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể.
Bước 3: Làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại quận/huyện mới
Sau khi hoàn thành 2 bước trên, chủ hộ và các thành viên hộ gia đình có thể thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại quận/huyện mới. Chi tiết thủ tục bạn có thể xem tại bài viết: Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Anpha.
Cách 2 – Làm thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Khi thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh theo cách thức này, bạn cần làm 2 bước sau:
Để thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh sang quận/huyện/thị xã khác, cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mà chủ hộ mong muốn đặt trụ sở mới.
Hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp của các thành viên gia đình về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh hộ cá thể (trường hợp các thành viên gia đình cùng góp vốn mở hộ kinh doanh);
- Bản sao CCCD/CMND của các thành viên hộ gia đình (bản công chứng còn thời hạn).
Lưu ý:
Nếu là địa chỉ trụ sở mới của hộ kinh doanh là đi thuê thì cần phải xuất trình thêm: Bản photo hợp đồng thuê nhà/hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê.
Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp quận/huyện/thị xã nơi hộ kinh doanh có ý định chuyển đến.
Thời gian làm việc: 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ.
Thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác
4 lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh
Thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh là quá trình quan trọng trong việc thay đổi địa điểm hoạt động của một doanh nghiệp. Việc chuyển trụ sở chính phải tuân thủ các quy định pháp lý của quốc gia, vùng lãnh thổ hay thành phố nơi hộ kinh doanh hoạt động. Cần kiểm tra và tuân thủ các quy định về thuế, giấy phép kinh doanh, đăng ký công ty và các yêu cầu khác. Đảm bảo công tác chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện việc chuyển trụ sở chính là điều cần thiết để đảm bảo mọi quy trình diễn ra thuận lợi. Cần xây dựng kế hoạch, sắp xếp lại công việc, lập danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành và liên hệ với các bên liên quan để thông báo và nhận hỗ trợ. Cụ thể 4 lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh là:
Khi tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chủ hộ kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính nếu được cơ quan thuế quản lý yêu cầu;
- Chủ hộ kinh doanh cá thể phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi;
- Nếu không đăng ký chuyển trụ sở, hộ kinh doanh sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Ngoài trụ sở chính đã đăng ký, hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Mời bạn xem thêm
- Không nhường đường cho xe chở nguyên thủ nước ngoài bị xử lý như thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau năm 2023 chi tiết
- Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử là gì?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh sang quận/huyện/tỉnh khác“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, chủ hộ kinh doanh cá thể phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Có. Trường hợp hộ kinh doanh không đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở theo quy định thì sẽ bị phạt hành chính tùy theo từng mức thời hạn khác nhau được quy định tại Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Có. Chủ hộ kinh doanh phải tiến hành làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong vòng 10 ngày tính từ ngày có sự thay đổi một trong các thông tin trên giấy phép.