Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân mới nhất năm 2023

bởi Nguyễn Tài
thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân

Với sứ mệnh lan tỏa rộng rãi văn hóa đọc tới toàn thể người dân, thư viện là một nơi chứa đựng kho tàng tri thức khổng lồ ẩn chứa trong những cuốn sách mà luôn được đón nhận quan tâm đông đảo từ mọi người. Bên cạnh đó, thư viện còn là một nơi yên tỉnh dể học sinh, sinh viên,… có thể yên tĩnh học bài, ôn thi, làm việc tập trung bởi sự tĩnh lặng của nó. Do đó, thư viện là loại hình luôn được tư nhân ưa chuộng hoạt động. Vậy, thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân được quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Có bao nhiêu loại thư viện tư nhân?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019, có thể hiểu thư viện là một thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Xét về mục đích sử dụng, Khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019 đã ghi nhận thư viện tư nhân là một trong những hình thức tổ chức hoạt động thư viện tại Việt Nam với mục đích phục vụ cộng đồng. Xét về mô hình tổ chức, hoạt động thư viện tư nhân (hay còn gọi là thư viện ngoài công lập) là thư viện do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác. Theo đó, thư viện tư nhân có thể hoạt động với các hình thức sử dụng như sau:

Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là một trong 08 loại mô hình thư viện được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện 2019. Đây là loại thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp hoặc chuyên ngành do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động (khoản 2 Điều 16 Luật Thư viện 2019). Mô hình thư viện này được thành lập bởi các chức năng, nhiệm vụ như sau:

– Cung cấp tài nguyên thông tin cho Nhân dân trên địa bàn; tiếp nhận tài nguyên thông tin luân chuyển từ thư viện công cộng các cấp để phục vụ Nhân dân;

– Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Xây dựng và tham gia phát triển văn hóa đọc cho Nhân dân trên địa bàn.

– Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

– Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

– Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

– Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

 Theo Điều 19 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, để được thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, cá nhân, tổ chức thành lập cần đáp ứng những điều kiện về:

– Chức năng, nhiệm vụ;

– Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

+ Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

– Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện hoặc đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.

Có bao nhiêu loại thư viện tư nhân?

Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam

Đây là loại hình thư viện khá đặc thù và cũng không phải là loại hình thư viện phổ biến ở nước ta do sợ sự ảnh hưởng của hoạt động truyền bá thông tin gây ảnh hưởng đến chính trị, trật tự xã hội của Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 17 Luật Thư viện 2019, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thư viện của người nước ngoài thành lập tại Việt Nam có những chức năng, nhiệm vụ sau:

– Tổ chức hoạt động thư viện theo nội dung đã thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tham gia phát triển văn hóa đọc.

– Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.

– Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.

– Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.

– Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, người nước ngoài muốn thành lập thư viện tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

– Chức năng, nhiệm vụ theo quy định;

– Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).

– Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;

+ Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.

– Người làm việc trong thư viện có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện. Người nước ngoài làm việc trong thư viện phải có lý lịch tư pháp và nơi cư trú rõ ràng tại Việt Nam.

Điều kiện đăng ký hoạt động thư viện tư nhân

Căn cứ vào Điều 20 Luật Thư viện 2019 quy định về việc thành lập thư viện ngoài công lập như sau:

Thành lập thư viện ngoài công lập

1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền thành lập thư viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với thư viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thư viện thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, Điều 18 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Điều kiện thành lập thư viện

1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Theo các quy định nêu trên, cá nhân, tổ chức có quyền thành lập thư viện tư nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định; (trường hợp của anh xác định là mục tiêu có phục vụ cộng đồng)

– Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

– Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

– Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức tư nhân khi thành lập thư viện ngoài công lập cần đảm bảo có trách nhiệm tại Điều 45 Luật Thư viện 2019 như sau:

(1) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.

(2) Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.

(3) Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.

(4) Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.

(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.

(6) Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.

(7) Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

(8) Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.

(9) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện 2019 khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

(10) Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

(11) Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.

(12) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài các điều kiện chung, cá nhân, tổ chức tư nhân cần phải đáp ứng điều kiện thành lập riêng của loại mô hình thư viện theo mục đích sử dụng tương ứng,

Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân năm 2023

Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân

Để thành lập thư viện, cá nhân, tổ chức tư nhân cần phải tuân theo quy trình thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ vào quy định tại Điều 6 Nghị định 02/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng đã được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân được quy định như sau:

– Hồ sơ đăng ký hoạt động thư viện gồm có:

+ Đơn đăng ký hoạt động thư viện (mẫu số 1 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP);

+ Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (mẫu số 2 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP);

+ Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú;

+ Nội quy thư viện.

– Số lượng hồ sơ và thời gian giải quyết:

+ Số lượng hồ sơ cần nộp là 01 bộ;

+ Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện tư nhân.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện:

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động thư viện.

Căn cứ vốn tài liệu ban đầu của thư viện, người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định như sau:

+ Thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở.

+ Thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản gửi hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở;

+ Thư viện có vốn sách ban đầu từ 2.000 bản trở lên gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi thư viện đặt trụ sở.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện (mẫu số 3 Nghị định số 02/2009/NĐ-CP). Trong trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Để chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân cần thực hiện những bước nào?

Sau khi đã đăng ký hoạt động thư viện tư nhân thành công và thư viện đã đi vào hoạt động được một thời gian, vì một số lí do chủ quan và khách quan, chủ sở hữu thư viện tư nhân buộc phải chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân của mình. Trong trường hợp này, để chấm dứt hoạt động thư viện tư nhân cần thực hiện những bước nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, thư viện tự chấm dứt hoạt động theo trình tự, thủ tục như sau:

– Thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Thư viện 2019:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện công lập;

+ Trước 30 ngày, tính đến ngày thư viện thực hiện việc mở cửa hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động đối với thư viện ngoài công lập.

– Thực hiện chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo phương án quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Thư viện 2019: Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định tự chấm dứt hoạt động thư viện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thư viện.

Ngoài ra quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm dịch vụ Cấp sổ đỏ lần đầu của chúng tôi qua trang web LSX nhé.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện?

Trong hoạt động thư viện, cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 8 Luật Thư viện 2019, cụ thể như sau:
– Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
– Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
– Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
– Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Chức năng, nhiệm vụ của thư viện?

Chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Điều 4 Luật Thư viện 2019, cụ thể như sau:
– Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
– Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.
– Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.
– Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm