Tại Việt Nam, thị trường xuất nhập khẩu diễn ra rất sôi nổi trong những năm gần đây, đặc biệt là vận tải đường thủy. Do đó, vai trò của hệ thống cảng cạn nội địa là không thể phủ nhận và ngày càng trở nên cấp thiết đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Nhiều cảng cạn sau khi hoạt động một thời gian thì muốn đổi tên. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục đổi tên cảng cạn được thực hiện như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng nguyên tắc gì? Tải về Mẫu tờ khai đổi tên cảng cạn theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP tại đâu? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Cảng cạn là gì?
Hiện nay, việc phát triển cảng cạn ngày càng trở nên cấp bách trong xã hội. Việc quy hoạch và phát triển cảng cạn ngày càng cấp thiết hơn ở những địa phương có có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm cảng cạn. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm cảng cạn được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Có thể thấy, tại các cảng cạn, rất nhiều các loại hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container được lưu trữ và vận chuyển tại địa điểm này. Nhiều cảng cạn muốn đổi tên để làm mới nhưng vẫn chưa rõ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng nguyên tắc gì, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Tại Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định việc đặt tên, đổi tên cảng cạn phải đáp ứng nguyên tắc sau:
– Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
– Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
– Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
+ Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Thủ tục đổi tên cảng cạn năm 2024 như thế nào?
Cảng cạn X là cảng cạn hoạt động chuyên nhập khẩu hàng hóa bằng container tại khu vực miền Nam. Nay, cảng cạn X muốn đổi tên thành cảng cạn Y nhưng thắc mắc không biết theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục đổi tên cảng cạn được thực hiện như thế nào?, quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định hiện hành tại Điều 24 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đổi tên cảng cạn
- Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo bản sao Quyết định công bố mở cảng cạn.
- Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì thông báo cho chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Căn cứ theo quy định mới tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 24 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đổi tên cảng cạn
- Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.”
- Thay thế Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2017/NĐ-CP bằng Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 tại Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục đổi tên cảng cạn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 2: Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Theo đó, so với quy định hiện hành thì tại quy định mới, Cục hàng hải Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi tên cảng cạn, ra quyết định đổi tên cảng cạn chứ không phải Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, ra quyết định đổi tên cảng cạn.
Mẫu tờ khai đổi tên cảng cạn theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP
Trong quá hình hoạt động cảng cạn, nhận thấy tên gọi cảng cạn V dễ bị nhầm với các doanh nghiệp khác nên cảng cạn V muốn làm đơn thay đổi tên cảng cạn theo quy định. Nếu còn đang băn khoăn không biết mẫu đơn này soạn thảo như thế nào thì quý độc giả có thể tham khảo và tải về Mẫu tờ khai đổi tên cảng cạn theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục đổi tên cảng cạn“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể tại Điều 7 Nghị định 38/2017/NĐ-CP, các tiêu chí xác định cảng cạn bao gồm:
– Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
– Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
– Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
– Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; có diện tích tối thiểu 05 ha đối với các cảng cạn hình thành mới.
– Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Cảng cạn có các chức năng như sau:
– Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng con-ten-nơ.
– Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi con-ten-nơ.
– Tập kết con-ten-nơ để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật.
– Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng con-ten-nơ.
– Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và con-ten-nơ.
– Sửa chữa và bảo dưỡng con-ten-nơ.