Các hộ kinh doanh khi dừng công việc hoạt động kinh doanh việc đầu tiên các hộ kinh doanh phải làm là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế hộ kinh doanh cần làm những gì và thủ tục như thế nào? Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh theo quy định mới nhất ra sao? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Thông tư 95/2016/TT-BTC
Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể. Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế. Để có thể đóng mã số thuế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Nộp đầy đủ các loại tờ khai, báo cáo thuế
- Nộp đầy đủ các loại thuế (không còn nợ thuế)
Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Hồ sơ thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế quy định tại khoản 3 – Điều 17 – Thông tư số 95/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được Thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Đơn xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh
Hộ gia đình sẽ tiến hành xin đóng mã số thuế kinh doanh trong hai trường hợp:
– Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chấm dứt hoạt động kinh doanh
– Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ HỘ KINH DOANH
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Căn cứ Thông tư 105/2020 /TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
Kính gửi: – Cục thuế…..
– Chi cục thuế…..
HỘ KINH DOANH:
Địa chỉ:……
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số:………Do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư….. cấp lần…….ngày…tháng…năm….
Mã số thuế:……
Điện thoại:…
Số tài khoản:……Tại ngân hàng:…..Chi nhánh:……
Đại diện:…
Chức vụ: Chủ cơ sở kinh doanh……
Tôi làm đơn này yêu cầu Chi cục thuế đóng mã số thuế:……… do Chi cục thuế cấp ngày…tháng….năm… với lý do sau đây:
Do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng nề nên Hộ kinh doanh Nguyễn Thị H buộc phải chấm dứt hoạt động. Nhận thấy việc chấm dứt hoạt động sẽ kéo theo hậu quả chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Chi cục thuế….xem xét, giải quyết việc đóng mã số thuế cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh đăng ký mã số thuế
Hộ kinh doanh thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
Đối với hộ kinh doanh đăng ký mã số thuế trực tiếp với cơ quan thuế
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
Ngoại trừ:
– Hộ kinh doanh của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Việt Nam cấp và một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).
– Đại diện hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có). Trên tờ khai ghi mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
Đối với hộ kinh doanh đăng ký mã số thuế thông qua hồ sơ khai thuế
Hộ kinh doanh chưa có mã số thuế phải gửi kèm theo hồ sơ khai thuế lần đầu một trong các giấy tờ sau:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
– Bản sao Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
Ngoại trừ:
Hộ kinh doanh của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Việt Nam cấp và một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).
Chi tiết tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, mã số thuế có ý nghĩa quan trọng giúp các cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả các thành phần kinh tế trong xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- HỘ KINH DOANH CÓ MÃ SỐ THUẾ KHÔNG?
- VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ GỒM NHỮNG GÌ?
- THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ LÀ KHI NÀO THEO QUY ĐỊNH?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh theo quy định mới nhất″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đã đóng mã số thuế hộ kinh doanh không được xuất hoá đơn.
Cơ quan có thẩm quyền đóng mã số thuế hộ kinh doanh là Cục Thuế nơi hộ kinh doanh đóng trụ sở.