Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam năm 2023

bởi Hương Giang
Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc người Việt Nam sang nước ngoài để học tập, công tác và sinh sống trong một khoảng thời gian diễn ra rất phổ biến. Khi không may xảy ra tai nạn mà qua đời, nhiều người thân ở Việt Nam của công dân đó mong muốn đưa tro hài cốt về quê hương. Vậy khi đó, Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam thực hiện như thế nào? Khi nào được đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam? Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 01/2011/TT-BNG

Khi nào được đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam?

Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác. Ngày xưa thì để trên giàn hỏa thiêu, sau thu lại cả tro tàn của củi và xác. Còn bây giờ có lò thiêu bằng điện, tro cốt còn lại sau cùng tinh nguyên và không lẫn tạp chất. Tro cốt người chết sau khi hỏa táng, tùy theo nguyện vọng của người chết và các yếu tố tôn giáo hay văn hóa khác và quan niệm của mỗi gia đình mà có cách làm khác nhau.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG, việc thi hài, hài cốt, tro cốt có thể đưa về Việt Nam, nếu người chết là:

– Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;

– Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;

– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Trường hợp thi hài, hài cốt, tro cốt đưa về Việt Nam của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.

* Lưu ý: Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).

Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Tro cốt là phần hậu của nhục thân con người khi dùng hình thức hỏa táng. Hỏa táng lấy tro cốt được truyền bá rộng rãi nhưng không ai biết nguồn gốc từ đâu. Song vì độ tiện lợi, chi phí thấp nên được sử dụng rộng rãi. Lưu giữ tro cốt tại nhà để tiện thờ cúng và tưởng niệm được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là việc làm hoàn toàn phù hợp với đức tính của người Việt Nam.

Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước;

– Giấy tờ đối với người đề nghị: 01 bản chụp hộ chiếu hoặc thẻ xanh;

– Giấy tờ của người chết:

+ Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);

+ 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết thuộc diện người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

+ 01 bản chụp Giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp;

+ 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);

+ 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương (tải tại đây), có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang;

– Lệ phí: Trả bằng MONEY ORDER hoặc CASHIER’S CHECK cho “EMBASSY OF VIETNAM”.

– Một bì thư đã trả tiền cước phí của dịch vụ có số tracking (như Express Mail (USPS) hoặc USPS Priority with confirmation delivery, certified mail hoặc FEDEX và ghi rõ địa chỉ người nhận để Đại sứ quán gửi trả nếu Quý vị có yêu cầu trả kết quả bằng đường bưu điện.

Mẫu đơn xin phép đưa tro hài cốt về Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều những gia đình lựa chọn việc hỏa táng người đã mất và tùy theo nhu cầu của từng gia chủ sẽ hỏa thiêu lấy cốt hoặc lấy tro. Do đó, tro cốt sau khi hỏa táng luôn được lưu giữ để thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất. Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn xin phép đưa tro hài cốt về Việt Nam tại đây:

Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam

Việc tro cốt sau khi hỏa táng có thể để ở đâu sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Việc tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu, có nên mang về nhà hay không hay nơi nào là nơi lưu trữ tro cốt người đã khuất tốt nhất luôn là điều khiến gia tang lo lắng. Về vấn đề này sẽ có rất nhiều những quan điểm khác nhau mà mọi người cần hết sức lưu ý để có thể đưa ra những phương án xử lý hiệu quả.

Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thân nhân của người chết, hoặc người được ủy quyền, bạn bè, đơn vị chủ quản của người chết nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam (CQĐD) tại nước có người chết hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi thuận tiện nhất nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện Việt Nam.

Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện, nếu kiểm tra thấy hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ tiếp khách cấp giấy hẹn trả kết quả cho khách.

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, Cơ quan đại diện Việt Nam cấp Giấy phép cho người đề nghị và tiến hành các việc sau:
– Ghi vào Sổ cấp phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt; thông báo việc cấp Giấy phép cho Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao, Hải quan cửa khẩu và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cửa khẩu liên quan;
– Đóng dấu hủy Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp (nếu có); thông báo hủy giá trị Hộ chiếu/giấy tờ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Bước 3: Nhận kết quả

Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam
Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam

Cơ quan đại diện Việt Nam trả kết quả cho người đề nghị tại trụ sở CQĐD hoặc qua bưu điện.

Thời hạn xử lý: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh từ trong nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục đưa tro hài cốt về Việt Nam” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép đưa tro hài cốt về Việt Nam?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) nơi có người chết hoặc Cơ quan đại diện kiêm nhiệm nước đó hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất, nếu ở nước có người chết không có Cơ quan đại diện.

Ai có thể đề nghị cấp Giấy phép đưa hài cốt ở nước ngoài về Việt Nam?

Cụ thể tại Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG, cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức có thể đề nghị cấp Giấy phép nếu thuộc các trường hợp sau:
– Thân nhân của người chết;
– Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;
– Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm