Trong một số trường hợp xảy ra tranh chấp trong quan hệ dân sự về hợp đồng vay tiền, 1 bên có thể yêu cầu giám định chữ viết để làm căn cứ chứng minh. Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, các bên trong hợp đồng vay tiền cần nắm được quy trình thủ tục của việc giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền. Vậy, Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Luật Giám định tư pháp 2012
Quy định về giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền
Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trưng cầu giám định là một trong các biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ.
Việc giám định trong đó có giám định chữ viết, chữ ký được thực hiện trong trường hợp các trường hợp hợp đồng vay tiền do pháp luật quy định.
Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung 2018) như sau:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
Hồ sơ yêu cầu giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền gồm những gì?
– Văn bản yêu cầu giám định phải gồm các nội dung sau đây: Thông tin về người yêu cầu giám định (tên tổ chức hoặc họ tên, chữ ký của người yêu cầu); nội dung giám định; thông tin về đối tượng giám định (tên và đặc điểm); ngày tháng năm yêu cầu và thời hạn trả kết luận và tên các tài liệu hoặc mẫu so sánh gửi kèm (nếu có).
– Đối tượng giám định, đồ vật liên quan (nếu có).
– Giấy tờ chứng minh người yêu cầu là đương sự trong vụ án dân sự (nguyên đơn hoặc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
Thẩm quyền giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Giám định tư pháp, người giám định tư pháp gồm:
– Cá nhân: Giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
– Tổ chức:
+ Tổ chức giám định tư pháp công lập: Viện pháp y quốc gia, trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội, Trung tâm giám định pháp y, Viện pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực, Viện khoa học hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự, Phòng giám định kỹ thuật hình sự.
+ Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
+ Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền
Căn cứ Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 quy định trong trường hợp muốn giám định chữ kí trong hợp đồng vay tiền thì trước hết, cần gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hàng tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho người yêu cầu. Hết thời hạn 7 ngày kể trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, người đó có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Đối với thủ tục giám định, theo Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, người yêu cầu phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Mặt khác, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.”
Như vậy, khi bạn muốn giám định chữ ký người vay tiền thì bạn có thể yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục giám định. Khi đó tòa án sẽ yêu cầu người giám định tiến hành thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền của bạn.
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền như sau:
- Người yêu cầu giám định gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản.
- Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Thời gian và chi phí giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền
Thời gian giải quyết là bao lâu?
Theo khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp quy định trong các vụ việc dân sự thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là 03 tháng. Nếu có tính chất phức tạp thì thời hạn tối đa là 04 tháng.
Chi phí giám định là bao nhiêu?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể chi phí giám định tư pháp là bao nhiêu mà theo khoản 20 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 thì người yêu cầu hoặc trưng cầu giám định phải trả phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện.
Thông tin liên hệ
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục giám định chữ viết trong hợp đồng vay tiền năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đơn xin thực tập. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu quyết định trưng cầu giám định theo thủ tục hành chính
- Các bên trong hợp đồng dịch vụ giám định có quyền và nghĩa vụ gì?
- Thủ tục giám định chữ ký được thực hiện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Việc giám định trong đó có giám định chữ viết, chữ ký được thực hiện trong trường hợp nêu tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự gồm:
– Theo yêu cầu của đương sự và nếu thấy chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì nếu người đưa ra chứng cứ không rút lại thì người tố cáo có quyền hoặc Toà án có quyền quyết định trưng cầu giám định.
– Nếu Toà án từ chối yêu cầu giám định của đương sự thì các đương sự có thể tự mình yêu cầu giám định. Việc tự giám định phải được thực hiện trước khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Đồng thời, Thẩm phán sẽ ra quyết định trưng cầu giám định trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự.
Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:
– Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
– Người yêu cầu giám định có quyền:
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
+ Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
– Người giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.