Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022

Xin chào Luật sư X. Tôi và chồng cũ đã ly hôn được 2 năm và Toà quyết định cho chồng tôi nuôi con. Nay tôi muốn giành quyền nuôi con thì có được không? Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có thể giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Toà án không?

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, khi đó bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng bạn không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú.

Ai được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con?

Theo quy định sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho một trong hai bên vợ hoặc chồng có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, trước hết người quyền sẽ là cha, mẹ của đứa trẻ đó.

Cụ thể, khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Theo quy định này, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức khác.

Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Trong đó, căn cứ khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm:

– Người thân thích. Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích, đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…

– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

– Hội Liên hiệp phụ nữ.

Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

Việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những thủ tục tố tụng dân sự. Do đó, thủ tục này được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con.

Theo đó, tranh chấp (không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) hay yêu cầu (thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Do đó, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.

Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn:

– Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

– Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.

– Giấy khai sinh của con.

– Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).

Thời gian giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn là bao lâu?

Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

– Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 – 06 tháng.

– Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 – 03 tháng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu tra cứu thông tin quy hoạch; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tìm hiểu quy định pháp luật về max số thuế cá nhân, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được nuôi hết các con khi ly hôn không?

Câu trả lời là Có. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của hai bên vợ chồng nếu nuôi hết các con để giao con cho người nào. Tóm lại, nếu muốn giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn, nhất định phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho con

Cần đáp ứng những điều kiện gì để giành quyền nuôi con?

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
– Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Bị hạn chế quyền nuôi con khi nào?

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm