Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?

bởi Hoàng Yến
Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp là quá trình mà doanh nghiệp khởi tố và đưa vụ việc liên quan đến việc đòi lại số tiền nợ mà bên nợ không thanh toán hoặc không thanh toán đúng hẹn lên tòa án hoặc cơ quan thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Quá trình này thường được thực hiện theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin và chứng cứ liên quan để chứng minh mức độ nợ và quyền yêu cầu đòi nợ của mình. Vậy thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào? Thông tin chi tiết có ngay bài viết dưới đây của LSX. Mời quý đọc giả đón theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Phương pháp đòi nợ nào hiệu quả nhất?

Hiện có nhiều phương pháp đòi nợ doanh nghiệp khác nhau, mỗi phương pháp đòi nợ có ưu điểm và hạn chế riêng, và hiệu quả của từng phương pháp có thể phụ thuộc vào tình huống cụ thể và các yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp đòi nợ doanh nghiệp hiệu quả mà LSX sẽ cung cấp đến quý đọc giả nhằm giúp doanh nghiệp cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Gửi văn bản yêu cầu trả nợ

Văn bản yêu cầu trả nợ có thể  soạn thảo, viết dưới các hình thức như: mail đòi nợ, Thư yêu cầu trả nợ, thư nhắc nợ, công văn yêu cầu trả nợ… Văn bản yêu cầu trả nợ cần nêu rõ căn cứ đòi nợ, giá trị công nợ, thời hạn trả nợ. Văn bản yêu cầu trả nợ nên được gửi bằng đường bưu điện để lưu lại chứng từ chuyển phát thư. Trường hợp gửi trực tiếp, cần có ký nhận của con nợ. Bạn cũng nên fax, scan văn bản yêu cầu trả nợ để gửi qua email khách hàng, để họ có thể nhận, nắm bắt ngay nội dung văn bản và nhanh chóng có ý kiến phản hồi, cũng như đưa ra kế hoạch trả nợ phù hợp.

Gọi điện đòi nợ khách hàng

Bạn cần thường xuyên liên hệ với khách hàng trước và sau khi khoản nợ đến hạn. Liên lạc bằng điện thoại là một trong các phương thức kết nối nhanh chóng, hiệu quả, ít tốn kém nhất.

Bạn chỉ cần cầm điện thoại và gọi cho khách hàng yêu cầu thanh toán một khoản nợ. Tiếp nhận thông tin phản hồi, kế hoạch, thời gian trả nợ…

Dĩ nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu, nắm bắt đầy đủ nội dung khoản nợ để không bị khách hàng “bắt bẻ”, từ chối trả nợ.

Giọng nói, âm điệu cũng phải thể hiện sự “chuyên nghiệp”, tránh nói ngọng, nói lắp, nói hụt hơi ở những câu cuối… Tốt nhất là sử dụng giọng trầm, nói từ tốn, rõ ràng. Sử dụng những quãng nghỉ đúng lúc để gây áp lực buộc con nợ phải trao đổi giải quyết công việc.

Cuối cuộc gọi, bạn cần “chốt” được các vấn đề đã trao đổi và đạt được, ngay cả bằng việc gửi tin nhắn, email để hai bên xác nhận các nội dung trao đổi, thống nhất; tránh để con nợ quên, nhớ lâu nhớ mới, hiểu lầm về nội dung đã đồng ý trước đó.

Đàm phán thu hồi nợ

Đàm phán, thương lượng luôn là cách đòi nợ khách hàng doanh nghiệp tối ưu nhất khi đòi nợ. Phương pháp thu hồi nợ này áp dụng đối với các khách hàng có thiện chí hợp tác giải quyết công nợ.

Kinh nghiệm thu nợ khách hàng cho thấy, đàm phán hiệu quả sẽ giúp mau chóng thu hồi được khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp, tránh xung đột, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, mối quan hệ làm ăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích của chủ nợ. Khi việc đàm phán không hiệu quả, các chủ nợ mới cân nhắc đến các biện pháp gây sức ép, khởi kiện, tố cáo để đòi nợ.

Các biện pháp gây sức ép đòi nợ

Gây sức ép đòi nợ được áp dụng cho các trường hợp như:

+ Con nợ không tự nguyện trả nợ

+ Con nợ chây ỳ, hứa hẹn nhiều lần nhưng không trả nợ

+ Đàm phán, thương lượng không thành công

+ Đã áp dụng các biện pháp đòi nợ khác nhưng không hiệu quả

Các biện pháp gây sức ép có thể kể đến như sử dụng phương tiện báo chí truyền thông, mạng xã hội, tụ tập đông người gây sức ép, căng băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở công ty con nợ…

Các biện pháp gây sức ép đòi nợ không mới, nhưng luôn đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng cần phải tuân thủ pháp luật, tránh gây rối trật tự công cộng, vu khống, đe dọa, bắt giữ con nợ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự.

Khởi kiện, tố cáo đòi nợ

Biện pháp khởi kiện vụ án dân sự, kinh tế được coi là sự lựa chọn cuối cùng của các chủ nợ. Khi các cách đòi nợ công ty khác không hiệu quả, con nợ có tiền, tài sản nhưng không chịu trả nợ, chủ nợ nên tiến hành thủ tục khởi kiện đòi nợ.

Chủ nợ cần gửi đơn khởi kiện, và các tài liệu chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền; tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và tham gia quá trình giải quyết vụ án. Vụ án có thể được giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cho đến khi ban hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ có giá trị cưỡng chế bắt buộc thi hành. Trong trường hợp con nợ không tự nguyện thực hiện bản án, quyết định của Tòa án, chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc con nợ phải trả nợ; kể cả việc cưỡng chế, kê biên, phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Biện pháp tố cáo được áp dụng khi con nợ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự chiếm đoạt tài sản của chủ nợ.

Các tội danh con nợ có thể mắc phải như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

Đơn tố cáo được gửi đến cơ quan Công an để điều tra, xác minh theo quy định. Nếu hành vi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm làm rõ, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng hình phạt, buộc người phạm tội hoàn trả tiền, tài sản đã chiếm đoạt của chủ nợ.

Yêu cầu mở thủ tục phá sản để đòi nợ

Làm thế nào để đòi nợ doanh nghiệp phá sản, giải thể ? Có thể nói rằng, đòi nợ công ty phá sản, giải thể là một trong những trường hợp thu hồi nợ khó đòi nhất. Theo đó, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Việc xử lý tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, tuyên bố phá sản sẽ theo quy định của Luật Phá sản năm 2014. Cách đòi nợ doanh nghiệp này ít được áp dụng và chưa hiệu quả do thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài. Thực tế các vụ án phá sản doanh nghiệp gần như chưa được Tòa án giải quyết trong nhiều năm qua.

Như vậy, để chọn phương pháp đòi nợ hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, cần xem xét các yếu tố như nguồn lực, quy mô công nợ, mối quan hệ với khách hàng và các yếu tố pháp lý liên quan. Đôi khi, một sự kết hợp giữa các phương pháp cũng có thể mang lại kết quả tốt nhất.

Thời hiệu để khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Quy định thời hiệu khởi kiện đòi nợ trong lĩnh vực doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo tính công bằng và sự ổn định trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến nợ nần nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Thời hiệu khởi kiện đòi nợ giúp đảm bảo rằng tranh chấp được giải quyết trong thời gian hợp lý. Nó khuyến khích các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh kéo dài quá lâu và gây thiệt hại cho các bên. Vậy thời hiệu để khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp được pháp luật quy định trong thời hạn bao lâu? Thông tin có ngay bên dưới!

Thông thường, việc đòi nợ doanh nghiệp là một vụ án tranh chấp thương mại. Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) , thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Tuy nhiên, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp có thể là vụ án dân sự khi nguyên đơn khởi kiện không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Hồ sơ để thực hiện khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp

Hoàn tất đầy đủ hồ sơ là nghĩa vụ bắt buộc các chủ thể phải thực hiện và rất quan trọng trong quá trình khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi và tăng khả năng thành công trong việc đòi nợ. Việc cung cấp các tài liệu chứng minh mức độ nợ, nội dung hợp đồng, thời hạn thanh toán, v.v., sẽ là căn cứ để tòa án đưa ra quyết định công bằng và đúng đắn và giải quyết nhanh chóng. LSX thông tin đến quý đọc giả các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ thực hiện khởi kiện đòi nợ của doang nghiệp.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020),  hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…
  • Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
  • Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Đảm bảo cho công tác quản lý, kiểm duyệt của cơ quan thẩm quyền diễn ra đúng và hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng thủ tục khi khởi kiện đòi nợ. Giúp doanh nghiệp tạo ra căn cứ pháp lý rõ ràng và chính thức để yêu cầu đòi nợ từ bên nợ. Bằng cách thực hiện theo đúng quy trình đưa vụ việc lên tòa án, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra theo đúng quy trình và có sự can thiệp của cơ quan thẩm quyền. Tạo nên sự công khai, minh bạch để vụ việc được tòa án giải quyết nhanh chóng.

Bước 1: Liên hệ với doanh nghiệp vay nợ để xác minh thông tin lần cuối

Trước khi khởi kiện , bạn cần phải xác minh thông tin địa chỉ của doanh nghiệp, tình hình tài chính, ý kiến của doanh nghiệp đó về yêu cầu trả nợ của bạn đưa ra.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp và chứng cứ cho Tòa án

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện để nộp cho Tòa án. Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ giải quyết theo những trường hợp sao:

  • Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  • Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
  • Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án

Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thông thường là:

  • Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Thời hạn mở phiên tòa là tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
  • Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trì hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra, bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp chuẩn nhất

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp là một trong những thành phần hồ sơ cần phải thực hiện để đảm bảo hoàn tất hồ sơ. Dưới đây là mẫu văn bản khởi kiện đòi nợ doang nghiệp được LSX cập nhật mới nhất, chuẩn xác theo quy định pháp luật hiện hành 2023. Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu văn bản miễn phí này nhé!

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [19.09 KB]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp như thế nào?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.”
Theo đó, không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong những trường hợp nêu trên.

Khởi kiện doanh nghiệp đúng thẩm quyền Tòa án như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

Không có giấy vay tiền có đòi được nợ không?

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay về việc vay nợ, lãi suất cho vay…
Trong đó, pháp luật không quy định cụ thể hợp đồng vay tài sản phải thể hiện dưới hình thức văn bản nghĩa là các bên không nhất định phải lập giấy vay nợ hoặc hợp đồng vay bằng văn bản mà có thể bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc qua tin nhắn, mail…
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp việc vay nợ tiền đều hợp pháp. Mặc dù có thể không cần thể hiện bằng văn bản, giấy tờ nhưng thỏa thuận vay nợ bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 Bộ luật Dân sự gồm:
– Do những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự thực hiện;
– Các bên vay và cho vay phải hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung thỏa thuận vay nợ không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối, không nhằm che giấu cho một giao dịch khác…
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự thì việc thỏa thuận vay nợ dù không có giấy vay nợ thì vẫn hợp pháp và người cho vay trong trường hợp này hoàn toàn có thể đòi nợ người vay.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm