Thủ tục kiểm toán là gì? Quy trình thực hiện kiểm toán năm 2023

bởi Hương Giang
Thủ tục kiểm toán

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sổ sách giấy tờ hóa đơn phát sinh rất nhiều dẫn đến quá trình khai thuế hằng năm gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thông thường các doanh nghiệp sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm kê lại chứng từ sổ sách cho công ty. Vậy xét dưới góc độ luật pháp, Thủ tục kiểm toán được hiểu là gì? Các loại thủ tục kiểm toán mà bạn nên biết gồm những loại nào? Quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán thực hiện ra sao? Để làm sáng tỏ những thắc mắc trên, mời quý độc giả theo dõi nội dung bài viết sau của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục kiểm toán được hiểu là gì?

Để hiểu được thủ tục kiểm toán được hiểu là gì, trước tiên phải hiểu kiểm toán là gì. Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hiểu đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. 

Thủ tục kiểm toán là các bước trong quy trình kiểm toán, đây là công việc do kiểm toán viên trong các doanh nghiệp, kiểm toán xác nhận kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, tài liệu cũng như báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định.

Tóm lại, Thủ tục kiểm toán là thuật ngữ dùng để chỉ một công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.

Các loại thủ tục kiểm toán mà bạn nên biết

Mỗi thủ tục kiểm toán khi sử dụng sẽ đều có những điểm yếu hay điểm mạnh riêng biệt. Chính vì vậy, kế toán trong quá trình sử dụng cần xem xét thực hiện cam kết kiểm toán. Mục đích của kiểm toán viên đó chính là xác định thủ tục kiểm toán để có thể thu được bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. Tùy từng trường hợp sẽ có sự thay đổi khác nhau về các loại thủ tục kiểm toán, các loại thủ tục kiểm toán mà bạn nên biết sau đây:

Thủ tục kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
  • Thủ tục đánh giá rủi ro: Đây là chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên cần phải thu thập hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động. Kiểm toán viên cần thu thập thông tin về doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường mà doanh nghiệp này hoạt động để dựa vào đó đánh giá các rủi ro hay sai phạm phản ánh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát: Những kiến thức, hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ sẽ được dùng với mục đích kiểm toán cũng như đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ.
  • Thủ tục kiểm toán cơ bản: Ý nghĩa đặc biệt của kiểm toán cơ bản đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp. Kiểm toán cơ bản có 3 thủ tục đó là: Thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư:
    • Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: Đây là thủ tục giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao
    • Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Thủ tục này được dùng với mục đích định liệu mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm.
    • Thủ tục phân tích: Đây là thủ tục liên quan tới sự so sánh giữa số tiền dự kiến, trên kế hoạch với số tiền đã ghi nhận hay số liệu kì vọng nói chung được đưa ra bởi kiểm toán viên.

Như vậy, trên đây là thông tin khái quátvề 03 loại thủ tục kiểm toán mà độc giả cần biết.

Quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết nhất

Kiểm toán viên tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy từ ba giai đoạn khác nhau trong qui trình kiểm toán. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh những mâu thuẫn cần được kiểm toán viên xem xét, giải quyết. Mỗi một thủ tục kiểm toán sử dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.

Cụ thể, quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là bước đầu tiên và hết sức cần thiết trong quy trình kiểm toán. Mục đích của bước này để cuộc Kiểm toán đạt hiệu quả về mặt thời gian, chất lượng. Đồng thời giúp cho việc phân công công việc hợp lý giữa các kiểm toán viên, đảm bảo sự phối hợp với nhau và với các chuyên gia kiểm toán khác. Đối với việc kiểm toán do một nhân viên kiểm toán lập kế hoạch giúp kiểm toán xác lập được nội dung và các bước công việc, đảm bảo thực hiện đúng, đủ, chính xác và kịp thời.

  • Phát triển chiến lược tổng thể và phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán trong thời gian dự kiến cũng như khuôn khổ nội dung.
  • Thời điểm lập kế hoạch là khi kiểm toán gửi thư mời và trả lời thư mời của kiểm toán.
    Kiểm toán viên lập kế hoạch dựa trên sự hiểu biết chính xác về lĩnh vực kinh doanh, khách hàng, ban giám đốc, cơ cấu tổ chức.
  • Trong quy trình kiểm toán, lập kế hoạch là bước đầu tiên và cực kì quan trọng. Bước này có mục đích đó là để cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả tối đa về chất lượng, thời gian. Đồng thời, việc phân công, công việc giữa các kiểm toán viên sẽ hợp lí hơn, đảm bảo các kiểm toán viên phối hợp với nhau hiệu quả.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

Đây là giai đoạn tiến hành thực hiện những nội dung chính trong chương trình kiểm toán được lập. Thực chất là tiến hành các công việc cụ thể trong kiểm toán và bao gồm các công việc:

  • Ghi nhận hiện tại doanh nghiệp có tình hình hoạt động như thế nào.
  • Đánh giá hệ thống kế toán.
  • Thực hiện các nội dung chi tiết trong chương trình kiểm toán
  • Ghi chép lại những công việc cần thiết để làm thành hồ sơ kiểm toán
  • Thảo lại về kết quả kiểm toán cũng như thống nhất ý kiến với các nhà quản lí
  • Soạn thảo dự thảo báo cáo kiểm toán.

Lưu ý:  Kế hoạch kiểm toán cho dù có được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và kỹ lưỡng thì trong quá trình thực hiện cũng có thể có tình huống đột xuất phát sinh. Hoặc kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng chứng tỏ rằng những đánh giá những nhận định trước đây là không chính xác. Và để đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp phải điều chỉnh cần phải có căn cứ xác đáng chứng minh và phải ghi vào văn bản.

Bước 3: Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán:

Sau khi thực hiện hoàn tất các thủ tục trong kiểm toán như tại bước 2. Các kiểm toán viên chính hoặc trưởng đoàn kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả. Từ đó, đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán viên đã làm.

Mục đích của việc hoàn tất lập báo cáo kiểm toán:

  • Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa.
  • Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa.
  • Xem xét các phát hiện hay đánh giá từ kiểm toán viên đã đủ cơ sở, bằng chứng, xác thực hay chưa.
  • Cuối cùng, sau quá trình kiểm tra, rà soát chặt chẽ các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên chính Lập báo cáo kiểm toán, kết thúc quá trình kiểm toán và bàn giao lại cho công ty.

Như vậy, quy trình thủ tục kiểm toán được thực hiện theo các bước nêu trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục kiểm toán là gì? Quy trình thực hiện kiểm toán năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Kiểm toán số dư năm trước chuyển sang khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?

Khi kiểm toán số dư năm trước chuyển sang khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào:
– Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện hiện hành;
– Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn đặc thù, hiệp định vay vốn với tổ chức cho vay vốn;
– Các văn bản quy định cơ chế quản lý, điều hành chương trình; nội dung, đối tượng được hưởng lợi từ chương trình,…;
– Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí Chương trình, hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp và các tài liệu khác có liên quan.

Nội dung và thủ tục kiểm toán số dư năm trước chuyển sang tại các đơn vị sử dụng kinh phí khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?

Để xác định kinh phí năm trước chuyển sang năm nay khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia, đối chiếu dư chuyển nguồn năm trước, các văn bản cho phép chuyển nguồn của các cơ quan có thẩm quyền, các quyết định phê duyệt quyết toán, biên bản thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm