Khi em bé được sinh ra, cha mẹ hoặc người thân thích phải thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ trong thời gian quy định. Thủ tục làm giấy khai sinh được thực hiện theo quy trình pháp luật quy định. Thủ tục làm giấy khai sinh tuy không phức tạp những có thể nhiều người vẫn chưa nắm rõ về quy trình thủ tục này. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm giấy khai sinh cho em bé thì hãy tham khảo Thủ tục làm giấy khai sinh cho em bé chi tiết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hộ tịch 2014
- Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác”
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày em bé sinh ra, cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì việc này sẽ do ông, bà hoặc người thân thích khác trong gia đình đảm nhận.
Làm giấy khai sinh cho em bé ở đâu?
Điều 13 Luật Hộ tịch quy định UBND cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của cha hoặc mẹ là nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh.
Cha, mẹ, ông, bà, người thân thích hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng phải làm Giấy khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì phải thực hiện tại UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014.
Hồ sơ làm giấy khai sinh cho em bé?
Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 quy định bố mẹ, người đi đăng ký khai sinh cho em bé cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ để xuất trình
– Hộ chiếu hoặc CMND hoặc thẻ CCCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
– Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú để xác minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
– Trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thì cần xuất trình thêm:
+ Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
+ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài mà về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam như:
- Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh.
- Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Giấy tờ để nộp
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
– Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì có thêm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).
+ Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.
– Trường hợp kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con thì có thêm:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con bao gồm:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Thủ tục làm giấy khai sinh cho em bé chi tiết
Bước 1: Đến cấp xã nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ được ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ về loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ tên của người tiếp nhận.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Cuối cùng, cán bộ tư pháp cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người có yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm giấy khai sinh cho em bé chi tiết năm 2023” hoặc các vấn đề pháp lý khác như là mẫu đơn xin tách hộ khẩu 2023. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy uỷ quyền làm giấy khai sinh mới năm 2023
- Thủ tục làm giấy khai sinh 2023
- Trích lục giấy khai sinh online mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.