Đăng ký khai sinh cho con là thủ tục quen thuộc, nhưng thủ tục lại khá phức tạp so với nhiều người. Làm giấy khai sinh cho con là một trong những điều cần phải thực hiện đầu tiên khi đứa trẻ ra đời. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt như làm giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài, cho con theo họ mẹ, cho con ngoài giá thú… lại có phần phức tạp hơn hẳn. Để hiểm thêm về việc làm giấy khai sinh theo diện đặc biệt mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật sư X dưới dây.
Căn cứ pháp lý
Giấy khai sinh là gì? Giá trị pháp lý của giấy khai sinh
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 giải thích từ ngữ giấy khai sinh như sau:
– Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Theo đó, tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định về giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Những trường hợp làm giấy khai sinh theo diện đặc biệt khi khai sinh cho con
Thủ tục làm khai sinh cho con sẽ có phần phức tạp hơn nếu bạn thuộc các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn:
+) Làm khai sinh cho con theo hộ khẩu mẹ;
+) Làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú;
+) Làm giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài;
+) Làm giấy khai sinh kết hợp nhận cha mẹ con;
+) Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa chuyển hộ khẩu;
+) Cá nhân/tổ chức làm giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi;
+) Không đăng ký kết hôn nhưng muốn làm khai sinh cho con…
Thủ tục làm giấy khai sinh thông thường theo quy định của pháp luật
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con gồm các bước chính sau:
BƯỚC 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
– Sổ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (có thể tìm trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục) (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
BƯỚC 2: Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
– Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Thủ tục làm giấy khai sinh đối với những trường hợp làm việc theo diện đặc biệt
– Trường hợp đăng ký giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
+) Hồ sơ bổ sung: Biên bản xác nhận việc trẻ em bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
Hồ sơ bổ sung:
+) Giấy tờ chứng minh trẻ em đang cư trú tại Việt Nam;
+) Văn bản thỏa thuận việc chọn lựa quốc tịch cho trẻ;
+) Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh trẻ em nhập cảnh Việt Nam hợp pháp;
+) Văn bản xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài mà trẻ mang quốc tịch.
Nếu thiếu văn bản xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài mà trẻ mang quốc tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ không điền vào phần quốc tịch tại giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh.
– Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Hồ sơ bổ sung:
+) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con;
+) Các giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
+) Nếu cha, mẹ, con quốc tịch Việt Nam: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của cha/mẹ;
+) Nếu cha/mẹ/con có yếu tố nước ngoài: Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi cư trú của cha/mẹ là công dân Việt Nam.
– Trường hợp làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn
+) Đối với trường hợp này, bạn cần làm đồng thời 2 thủ tục: đăng ký khai sinh cho con và đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con.
+) Khi đó, bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ đăng ký khai sinh cơ bản và các giấy tờ bổ sung trong trường hợp làm khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con.
_ Trường hợp không đăng ký kết hôn, sinh con ngoài giá thú
Nếu cha/mẹ làm thủ tục nhận con mà không liên lạc được với người còn lại thì giải quyết theo 1 trong 3 cách sau:
+) Để trống phần ý kiến của cha/mẹ trong tờ khai đăng ký khai sinh;
+)Kê khai theo giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của cha/mẹ (người không trực tiếp làm thủ tục);
+) Người làm thủ tục nhận con tự cung cấp thông tin người còn lại và chịu trách nhiệm trước mọi thông tin cung cấp.
_ Trường hợp sinh con trong thời điểm đã đăng ký kết hôn
Nếu cha/mẹ không thừa nhận con chung hoặc có người khác muốn làm đăng ký nhận con thì quyết định thuộc về Tòa án Nhân dân.
_ Trường hợp sinh con trước thời điểm đăng ký kết hôn
Người cha muốn nhận con cần lưu ý như sau:
+) Nếu người mẹ đã hoàn thành thủ tục đăng ký khai sinh (trống thông tin người cha): Phải có văn bản xác nhận con chung và thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch để bổ sung thông tin người cha tại giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh;
+) Nếu người mẹ chưa thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh: Chỉ cần có văn bản xác nhận con chung, không cần làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Có thể bạn quan tâm
- Những vấn đề về thay đổi họ tên trong giấy khai sinh năm 2022
- Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh là gì?
- Gạch tên mẹ đẻ khỏi giấy khai sinh của con có được không
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm giấy khai sinh theo diện đặc biệt”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong các thủ tục pháp lý, cơ quan nhà nước khuyến khích thực hiện các thủ tục với hình thức trực tuyến. Bạn có thể nộp hồ sơ làm giấy khai sinh theo 1 trong các đường dẫn dưới đây:
+) Đăng ký tại hệ thống của Bộ Tư pháp;
+) Đăng ký tại Cổng dịch vụ công quốc gia;
+) Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến Hà Nội;
+) Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến TP. HCM;
+) Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến Đà Nẵng.
Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.
Hiện nay, ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, việc đăng ký khai sinh được thực hiện song song việc nhập khẩu và xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ (liên thông thủ tục hành chính).