Trên thực tế, nhiều người cao tuổi đã bị mất giấy khai sinh. Do không có giấy khai sinh nên khó thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết; Vì vậy, những người bị mất phải nhanh chóng làm lại giấy khai sinh. Vậy thủ tục làm lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện cấp lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Hồ sơ làm lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi
Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP
1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:
a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Và Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai sinh đã được cấp không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục cấp lại giấy khai sinh cho người cao tuổi
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, bạn nộp hồ sơ tại UBND xã nơi đăng ký khai sinh trước đây; hoặc UBND xã đang thường trú hiện tại.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả
Đăng ký lại tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ.
Nếu hò sơ hợp lệ; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Đăng ký lại tại UBND cấp xã không phải nơi trước đây cấp giấy khai sinh
Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về lưu giữ sổ hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch; nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác thì thực hiện việc đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Ủy quyền đăng ký lại khai sinh
Theo khoản 1, 2 điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP về ủy quyền đăng ký hộ tịch thì bà bạn có thể ủy quyền cho một người bất kỳ thực hiện đăng ký hộ tịch. Nếu không phải người thân thích theo khoản 2 quy định này thì phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền đó.
“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch năm 2014 được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.”
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
Nếu có đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nêu trên và thực hiện theo trình tự, đủ điều kiện để được cấp lại giấy khai sinh thì Ủy ban nhân dân phường nơi đang đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ phải thực hiện việc đăng ký lại giấy khai sinh và công chức tư pháp – hộ tịch nơi đó sẽ báo cáp Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch địa phương. Tức là vẫn được quyền yêu cầu UBND nơi thường trú đăng ký lại khai sinh khi có hồ sơ hợp lệ nêu trên, nếu họ không thực hiện bạn có quyền viết đơn kiến nghị lên thủ trưởng đơn vị nơi họ đang công tác vì hành vi không thực hiện ( là chủ tịch UBND phường).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục làm lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi nhanh chóng” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh mới nhất hiện nay 2022
- Hướng dẫn thủ tục đổi tên giấy khai sinh nhanh chóng nhất
- Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh được không?
Câu hỏi thường gặp
Về vấn đề Công an có được yêu cầu bác cung cấp giấy khai sinh để làm Căn cước không, Điều 18 Nghị định 137/2015 quy định như sau: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.
Khi bác đi làm Căn cước công dân phải có ngày, tháng, năm sinh. Thông tin này được lấy căn cứ theo thứ tự sau:- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Giấy khai sinh/Sổ hộ khẩu.Trường hợp bác có thông tin ngày, tháng, năm sinh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Sổ hộ khẩu thì Công an không được yêu cầu bác cung cấp giấy khai sinh. Ngược lại, nếu Cơ sở dữ liệu và hộ khẩu đều không có thông tin này thì bác cần cung cấp giấy khai sinh để có căn cứ làm thẻ.
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.”