Chào Luật sư. Cách đây 1 tháng trước, tôi bị trộm giựt túi xách khi đang trên đường về nhà, trong đó có các giấy tờ tùy thân, bao gồm căn cước công dân, hộ chiếu phổ thông… Hôm qua tôi đi làm lại hộ chiếu thì bị xử phạt 1.000.000 đồng vì tôi không thông báo khi bị mất hộ chiếu. Nhưng tôi thấy nhiều bạn bè của mình cũng bị mất hộ chiếu nhưng khi đi làm lại hộ chiếu thì không bị xử phạt gì. Cho tôi hỏi việc tôi bị xử phạt như vậy có đúng theo quy định pháp luật không? Trong trường hợp nào bị mất, thất lạc hộ chiếu mà không bị xử phạt? Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn. Để giải đáp vấn đề trên. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết về: “Thủ tục làm lại hộ chiếu thất lạc” dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể cung cấp kiến thức hữu ích đến Quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý:
Hiện nay có mấy các loại hộ chiếu nào?
Theo Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA , hiện nay có 03 loại hộ chiếu được xem là giấy tờ xuất nhập cảnh hiện nay, bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao: trang bìa màu nâu đỏ.
- Hộ chiếu công vụ: trang bìa màu xanh lá cây đậm.
- Hộ chiếu phổ thông: trang bìa màu xanh tím.
Ngoài ra, giấy thông hành cũng được sử dụng như một loại giấy tờ xuất nhập cảnh ngoài các loại hộ chiếu.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì có đổi hộ chiếu mới được không?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì không có quy định cụ thể cho trường hợp hộ chiếu phổ thông còn hạn thì có được đổi hộ chiếu khác hay không. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định về cấp hộ chiếu phổ thông trong nước thì có thể hiểu rằng, hộ chiếu đã được cấp mà chưa hết hạn thì vẫn được phép cấp đổi hộ chiếu khác như là cấp mới.
Điều 15 Luật này có quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau:
Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
- Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. - Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
- Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định. - Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
…
Thủ tục làm lại hộ chiếu thất lạc thực hiện như thế nào?
Trường hợp hộ chiếu bị mất nhưng vẫn còn thời hạn; bạn nên báo ngay với cơ quan có thẩm quyền. Khi trình báo bạn cần xuất trình giấy CMND; hoặc thẻ căn cước cùng tờ khai trình báo mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu hết hạn.
Bước 1: Nộp đơn trình báo
Khi bị mất hộ chiếu, bạn phải nộp đơn trình báo về việc mất hộ chiếu; (có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn gần nhất) đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; trong đó phải trình bày về lý do, thời gian mất hộ chiếu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu
Hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu gồm:
- 01 tờ khai đúng theo mẫu quy định.
- 02 ảnh 4*6 chụp hình nghiêm túc, phông nền màu trắng.
- Đối với trẻ em dưới 9 tuổi cần có bản giấy khai sinh bản sao; mẫu tờ khai cần có chữ kí của bố hoặc mẹ.
- Xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu .
Bước 3: Nộp hồ sơ
Đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú theo một trong 3 cách sau đây:
– Trực tiếp nộp hồ sơ:
Người đề nghị cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
– Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:
Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định; có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi cơ quan Công an, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác; có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác; khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác; phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
– Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:
Lưu ý: Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản chụp chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
Làm mất hộ chiếu làm lại có bị phạt không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
Như vậy việc mất hộ chiếu chỉ bị phạt khi không khai báo; hoặc cố tình không khai báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc hộ chiếu bị mất. Mức phạt dành cho hành vi này là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Mời bạn xem thêm:
- Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 2023
- Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
- Mức phạt tiền thuế chậm nộp là bao nhiêu?
- Mức phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm lại hộ chiếu thất lạc“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục sang tên thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thảnh phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn của hộ chiếu phổ thông cụ thể thể như sau:
“Điều 7. Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
…
Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.“
Theo quy định, với bất kỳ loại hộ chiếu phổ thông nào cũng không được phép gia hạn mà việc gia hạn hộ chiếu chỉ áp dụng với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Do đó, khi hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân nếu hết thời hạn theo quy định thì không được gia hạn mà sẽ phải cấp mới lại theo thủ tục cấp hộ chiếu thông thường.