Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

bởi Sao Mai
Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Chào Luật sư. Công ty tôi là doanh nghiệp chuyên gia công thiết kế nội thất . Vừa rồi chúng tôi có ký kết với bên đặt gia công là một công ty ở Mỹ . Sau khi sản xuất chế tác xong các sản phẩm nội thất để xuất ra nước ngoài và lúc đó có thừa ra một số lượng nhỏ nguyên vật liệu. Công ty tôi đã đem bán ra thị trường Việt Nam. Sau đó thì công ty tôi bị cơ quan công an quyết định xử phạ từ 20 đến 40 triệu đồng. Cho tôi hỏi cơ quan công an đưa ra mức phạt đó và họ nói như vậy có đúng không ạ? Mong Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Chào bạn! Để giái đáp vấn đề trên của bạn mơi bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chính sách xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài hiện nay.

Căn cứ pháp lý:

Có được gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài?

– Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

– Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

– Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.

Hợp đồng gia công được quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hợp đồng gia công cụ thể như sau:

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
  • Tên, số lượng sản phẩm gia công.
  • Giá gia công.
  • Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
  • Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
  • Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
  • Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
  • Địa điểm và thời gian giao hàng.
  • Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài

Căn cứ pháp lý: Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quy định xử phạt về hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài thì được quy định tại điều 45 của nghị định 98/2020/NĐ-CP . Cụ thể như sau:

Thứ nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định

Thứ hai là sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

-Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu được thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định

– Giả mạo hợp động gia công với thương nhân nước ngoài

Thứ ba là sẽ tiến hành phạt tiền từ 40.000.000 đồng đên 70.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

Thứ tư là phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngưng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

– Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Hình thức xử phạt bổ sung thì có quy định rằng tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định đối với trường hợp thứ 2, thứ 3 và thứ 4. 

Bên cạnh đó thì buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm , phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân và trường hợp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hoàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp hàng hóa có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp hàng hóa có yếu tố nước ngoài trong trường hợp sau:
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp, cụ thể như sau:
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công hàng hóa có yếu tố ngước ngiauf được pháp luật quy định ra sao?

Theo Khoản 2 Điều Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì Đối với bên nhận gia công
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm