Chào luật sư, tôi và chồng hiện tại từng là du học sinh và làm việc tại Nhật Bản 5 năm, trong quá trình đó chúng tôi quyết định kết hôn tại Nhật bản. Sau một khoản thời gian dài chung sống tôi và chồng về lại Việt Nam để làm việc nhưng không còn hòa thuận như trước. Vì thế chúng tôi thống nhất với nhau sẽ ly hôn tại Việt Nam. Vậy thủ tục ly hôn khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài như thế nào? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Kết hôn tại nước ngoài có được ly hôn tại Việt Nam không?
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Do đó, việc xác lập hôn nhân tại nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn nếu không sẽ không được công nhận là quan hệ hôn nhân và sẽ không giải quyết thủ tục ly hôn cho vợ chồng tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Ly hôn ở nước ngoài, về Việt Nam kết hôn với trong nước cần phải làm những thủ tục gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”
Theo Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn như sau:
“1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
- Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
- Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy việc đầu tiên, người đã ly hôn ở nước ngoài cần có bản chính bản án, hoặc quyết định của tòa án nước ngoài, ghi nhận việc ly hôn. Đây là tài liệu không thể thiếu đối với thủ tục kết hôn mới. Trường hợp đã mất bản chính bản án, hay quyết định, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài để xin trích lục. Do đặc thù quy trình, thủ tục tố tụng dân sự; thủ tục xin cấp trích lục bản án, hoặc quyết định ở mỗi nước khác nhau, nên chị cần liên hệ tòa án hoặc cơ quan đã ban hành bản án, quyết định, để được hướng dẫn rõ. Tiếp theo, chị cần thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới, theo quy định tại Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014.
Thủ tục ghi chú tại Việt Nam khi kết hôn ở nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn Mẫu số 8 được ban hành kèm theo phụ lục 05 Thông tư 04/2020/TT-BTP;
Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
Nếu công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp Trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn);
Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc ghi chú kết hôn. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực;
Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền;
Bước 3: Cơ quan tiến hành xem xét hồ sơ;
Bước 4: Trả kết quả.
(Mục 9 Phần I Phụ lục kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP)
Thủ tục ly hôn khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị
Đơn ly hôn đơn phương theo mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
Đơn thuận tình ly hôn theo mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
Giấy tờ cá nhân của vợ chồng: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
Sổ hộ khẩu của vợ chồng; Sổ tạm trú; Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam hoặc; địa chỉ của vợ chồng tại nước ngoài (Bản sao chứng thực);
Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);
Giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung (Nếu có);
Trường hợp vợ hoặc chồng đã xuất cảnh ra nước ngoài mà không xác định được địa chỉ tại nước ngoài thì phải có giấy xác nhận vợ chồng đã xuất cảnh của địa phương.
Thủ tục giải quyết
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Bước 3: Toà án thụ lý hồ sơ và giải quyết ly hôn;
Bước 4: Toà án tiến hành thủ tục hòa giải;
Bước 5: Tòa án xét xử vụ án ly hôn hoặc Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề kết hôn với người nước ngoài đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục ly hôn khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về công ty tạm ngừng kinh doanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một bản án, quyết định về việc ly hôn của tòa án nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam; trong những trường hợp nhất định. Theo đó, tại điều 125 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; việc công nhận quyết định, bản án ly hôn ở nước ngoài tại Việt Nam; được thực hiện theo hai trường hợp sau:
Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài; có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tích các việc về hôn nhân và gia đình; theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu; thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.
Theo đó, việc cho thi hành và công nhận bản án ly hôn của tòa án nước ngoài; chỉ được thực hiện, khi đáp ứng các điều kiện về việc cá nhân phải thi hành cư trú; làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính; tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam.
Người yêu cầu có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án; quyết định dân sự trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án; quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật,.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Hiện tại nếu vợ chồng bạn đang định cư, làm việc, học tập ở nước Đức, nộp đơn xin ly hôn tại Việt Nam thì sẽ thuộc trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP). Căn cứ theo các quy định tại Điều 29, Điều 37, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trước khi ra nước ngoài, hai vợ chồng bạn đều cư trú ở Tp. HCM nên Tòa án nhân dân TP. HCM sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn. Và để giải quyết được thì một hoặc cả hai vợ chồng phải về nước để tiến hành thủ tục ly hôn.