Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp năm 2023 theo quy định?

bởi VanAnh
Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp theo quy định

Chào luật sư, vợ chồng tôi bị hiếm muộn. Đã chạy chữa rất nhiều năm mà không có con. Năm nay, vợ chồng tôi quyết định dùng kỹ thuật thu tinh trong ống nghiệm và nhờ người mang thai hộ. Nhưng tôi không biết là có được nhờ người khác mang thai hộ được không? Và nếu nhờ thì nhờ được những ai? Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp theo quy định hiện nay như thế nào? Mong luật sư tư vấn cho chúng tôi.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề này LSX xin phép tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Mang thai hộ được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 22 và khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích như sau:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Theo quy định nêu trên thì mang thai hộ có hai hình thức đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại

Điều kiện của người được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Căn cứ theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp

Hồ sơ cần chuẩn bị nhờ mang thai hộ hợp pháp

Để nhờ mang thai hộ thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:

Vợ chồng nhờ mang thai hộ

  • Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
  • Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng;
  • Bản xác nhận người vợ có bệnh lý, mang thai thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Người phụ nữ mang thai hộ

  • Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
  • Bản cam đoan của người mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
  • Bản xác nhận về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi và đã từng sinh con;
  • Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

Ngoài ra, cả hai bên còn phải cung cấp các giấy tờ sau:

  • Hồ sơ, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
  • Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp theo quy định
Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp theo quy định?

Quy trình nhờ mang thai hộ hợp pháp

Bước 1: Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Trong trường hợp không thực hiện được thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhờ mang thai hộ hợp pháp” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đăng ký bản quyền Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các khoản chi phí cần trả khi mang thai hộ là những chi phí nào?

Các khoản chi phí cần trả khi nhờ mang thai hộ
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT, các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ phải chi trả gồm:
Chi phí đi lại;
Chi phí liên quan đến y tế: Thực hiện dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh; các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất…
Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận…
Những chi phí này theo thỏa thuận của các bên hoặc theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.

Có được nhờ bạn học mang thai hộ không?

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện:
– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP định nghĩa người thân thích cùng hàng như sau:
”Điều 2. Giải thích từ ngữ
Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”
Như vậy theo quy định trên người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Không quy định trường hợp bạn học được quyền mang thai hộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm