Thông qua số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế-xã hội hiện nay có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều doanh nghiệp muốn phục hồi doanh nghiệp nhưng không rõ thực hiện các bước thủ tục hay cần có những biện pháp nào để phục hồi doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật để tiếp tục hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Mời quý độc giả cũng Luật sư X theo dõi ngay bài viết dưới đây nhằm hiểu rõ luật định về phục hồi kinh doanh trong phá sản cũng như thực hiện đúng thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản năm 2023.
Căn cứ pháp lý
Phá sản là gì?
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về phá sản như sau:
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
– Mất khả năng thanh toán;
– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Phục hồi hoạt động kinh doanh là gì?
Phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục giải quyết phá sản mà toà án có thể quyết định áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, khi thoả mãn các điều kiện nhất định.
Việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản những cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng phá sản.
Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Khả năng được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc chặt chẽ vào thiện chí của các chủ nợ.
Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Sau đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho toà án.
Ngoài ra, bất kì chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho toà án.
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp cần thiết phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
Sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thẩm phán phải xem xét để quyết định đưa phương án này ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định.
Nếu thấy phương án chưa đảm bảo nội dung theo qui định của pháp luật thì thẩm phán đề nghị người đã xây dựng phương án sửa đổi, bổ sung.
Nếu quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ra hội nghị chủ nợ, thì thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua.
Sau khi hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi, thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản năm 2023
Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản năm 2023
Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
– Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
– Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
– Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:
- Huy động vốn;
- Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ sản xuất;
- Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
- Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
- Bán hoặc cho thuê tài sản;
- Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
– Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
– Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
– Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ.
– Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.
– Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
– Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Có được ủy quyền đăng kí thành lập doanh nghiệp?
- Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp mới 2023
- Quy định trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong phá sản năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.
– Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
ghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Điều 110 Luật Phá sản 2014 quy định về Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật Phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
Điều 130 Luật phá sản quy định:
Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.