Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng năm 2022

bởi BuiNgan
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng năm 2022

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, rất nhiều người có nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn. Pháp luật hiện nay quy định việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng

Căn cứ Điều 167 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

+ Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

– Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy căn cứ khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất.

Khi nào có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay ngân hàng?

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng năm 2022
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng năm 2022

Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.”

Như vậy, thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng là khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.

Điều kiện để được thế chấp quyền sử dụng đất?

Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

 Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Về thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất: Căn bản sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất.

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, và theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì văn bản này phải được công chức hoặc chứng thực theo đúng quy định pháp luật.

Bước 2: Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ trong hợp đồng vay, người sử dung đất đăng xóa thế chấp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng năm 2022” của Luật sư X. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để được cung cấp thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: giá đất bồi thường khi thu hồi đất, công chứng ủy quyền tại nhà, thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự, …của luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?

Căn cứ Điều 319 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản không quy định có hiệu lực khi công chứng, chứng thực. Theo đó, không bắt buộc phải công chứng đối với tất cả các loại tài sản thế chấp mà chỉ đưa ra quy định có một số giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.

Có vay thế chấp bằng đất thuộc sở hữu chung của nhiều người không?

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, ở góc độ là đất chung trong hộ gia đình (đất đồng sở hữu) việc tiến hành việc đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào cũng điều phải có sự đồng ý của tất cả thành viên trong gia đình; điều này; thì cũng thực hiện tương tự như đất thuộc sở hữu chung của tổ chức; …
Và hiện nay cũng không có bất kỳ quy định nào cấm đất đồng sở hữu không được vay ngân hàng; cho nên đất đồng sở hữu vẫn có thể thế chấp vay vốn ngân hàng; miễn tất cả những người đồng sở hữu đồng ý sự việc thế chấp cho vay vốn ngân hàng trên.

Thế chấp tài sản chấm dứt khi nào?

Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về một số trường hợp chấm dứt thế chấp tài sản bao gồm:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm